Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Nước lá mồng 5



 Anh mình lại hoài cổ, mồng 5 năm nào cũng hái lá, chặt, phơi khô để dành uống quanh năm, mà phải công nhận nước lá mồng 5 ngon thiệt, thơm và đã khát, Khách đến nhà minh ai đã uống thứ nước ấy, lần sau đến lại đòi uống tiếp, hi hi. :)
Tuần rồi, ngồi gói lá mồng năm sau khi đã phơi khô đem cất, tự nhiên nghĩ, lâu ni mình cứ uống mà không biết từ đâu có cái tục này, bèn lò mò tìm trong đống sách cũ, thấy ông Phan Kế Bính viết thế này:
“....Giữa buổi trưa thì làm cỗ cúng  gia tiên rồi đi hái lá  mồng 5. bất cứ  lá gì, hay hái nhất là lá ích mẫu, lá cối xay, lá muỗm, lá vối,.... Đem về ủ rồi phơi cho khô về sau đem nấu uống, cho rằng uống thế thì lành
Tục hái lá do từ điển tích Lưu Thần, Nguyễn Triệu đời nhà Tấn, hôm mồng 5 hai gã vào núi Thiên Thai hái thuốc gặp tiên bởi thế thành tục” (chỗ này ông PKB không nói rõ gặp tiên thì sao?!, là sao, là sao, để rồi Tản Đà phải thốt lên bài Tống biệt) :)

“Lại nhiều người đi hái lá ngải cứu, tùy năm nào thì kết thành con thú năm ấy. như năm tý thì kết con chuột, năm sửu thì kết con trâu, năm dần thì kết con cọp, ......đoạn treo giữ nhà để trừ sự bất thường, và để về sau ai có bịnh đau bụng thì dùng làm thuốc tốt lắm”
Uhm, chắc cũng là một kiểu thuốc nam  Chợt nhớ đâu đó cái câu : trời sinh ra con người thì tất sẽ sinh ra những loài cây lá giúp họ tồn tại.

6 nhận xét:

  1. "trời sinh ra con người thì tất sẽ sinh ra những loài cây lá giúp họ tồn tại" và vì thế cây lá hết tồn tại :)

    Tội nghiệp cho những Lưu, Nguyễn cùng tiên thời nay biết gặp nhau ở đâu? :)

    Trả lờiXóa
  2. Uhm, tự hủy diệt mình! thương thay:D

    Trả lờiXóa
  3. Thế lá mà anh của tunrua hái để nấu nước uống tên là lá gì? Phải là lá lành chứ rủi gặp cây độc thì khổ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, chỉ là lá cây trong vườn chị à, hiền queo! :)

      Xóa
  4. Còn nước lá mồng năm không chị ơi? Thứ Bảy chị về em ghé xin miếng hỉ :D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Uhm, hình như tụi mình chưa một lần ngồi lại!:)

      Xóa