Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2023

Thư giãn

 Tháng 12. Trong cái rủi có cái may, heee. Bây giờ nó sẽ tập chậm chậm lại, hihii. Lâu thật lâu rồi nó mới nằm im, đắm chìm trong không khí thật thoải mái, dễ chịu. Thật ra mọi thứ đều nằm trong tầm tay nó, nhưng nó cứ để vụt qua. Bây giờ thì nó dừng lại, bước thật chạm cho cuộc sống của riêng mình. Hiiii, nghe triết lý dễ sợ.....Ahiii




Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2023

Tu

 "Rồi nhắm mắt ta đi vào cõi mộng

Như sương mai như ánh chớp mây chiều"


TS

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2023

Ở nơi không có ngày nhà giáo

 Năm ngoái, tôi có dịp tham gia một diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ở TP Osaka (Nhật Bản). Điều đáng nhớ không phải là món cá nóc ăn theo kiểu sashimi danh bất hư truyền mà là cuộc tiếp xúc gần gũi với một nhà giáo tóc đã hoa râm, sống tại thành phố này.



Tiếng Nhật của tôi vẻn vẹn chỉ có từ arigato (cảm ơn) nên tôi và ông giao tiếp chủ yếu bằng tiếng Anh. Nếu tôi nhớ không nhầm thì tên ông là Yamamota và ông nói tiếng Anh khá giỏi, xét ở cái tuổi cao niên như vậy. Ông từng đôi ba lần đến Việt Nam nên chúng tôi thân thiết ngay từ lúc đầu gặp mặt. Vì phải ở lại dăm ba tuần sau buổi gặp các doanh nghiệp Nhật nên tình cảm giữa chúng tôi càng gắn kết, thậm chí ông còn tặng tôi một cái huy hiệu nhà giáo gắn vào áo vest tôi mặc hàng ngày.

Tôi rất cảm kích và sực nhớ đến ngày 20-11 ở Việt Nam nên hỏi ông, ngày nhà giáo ở Nhật Bản có phải là ngày nghỉ và được tổ chức như thế nào. Ông tròn mắt nhìn tôi và đáp, ở Nhật Bản không có ngày lễ nào dành cho các nhà giáo. Nghe câu trả lời của ông, tôi bán tin bán nghi, không biết ông nói đùa hay nói thật và trộm nghĩ: “Tại sao một đất nước có nền kinh tế, có trình độ khoa học và công nghệ phát triển cao như vậy mà lại có thái độ ứng xử tôn vinh các nhà giáo, tôn vinh đóng góp của họ như vậy?”.

Một lần, sau giờ dạy ở trường, ông Yamamota có nhã ý mời tôi về nhà chơi, một dấu hiệu cho thấy sự tin cậy của người Nhật với một vị khách lạ (thường người Nhật sống khép kín, ít khi mời ai tới nhà). Nhà ông Yamamota sống cách xa trường nên chúng tôi quyết định đi bằng xe điện ngầm. Vào giờ cao điểm nên các toa xe đông chật cứng. Khi vào được bên trong, tôi bám lấy thanh ngang trên tàu để giữ mình tránh va chạm với các hành khách khác.

Bỗng nhiên, một cụ già ngồi kế bên đứng dậy nhường ghế cho tôi. Không hiểu thái độ kính trọng của người đàn ông cao tuổi, tôi nhất quyết từ chối lời mời, song do ông bày tỏ sự thiết tha nhiều lần nên tôi buộc phải ngồi xuống. Sau khi bước ra ngoài, tôi có hỏi ông Yamamota về hành động đó, ông mỉm cười chỉ vào cái huy hiệu tôi đeo trên áo, nói: “Ông già đó nhìn thấy cái huy hiệu giáo viên của anh và vì sự kính trọng với nghề nghiệp của anh nên đã nhường chỗ ngồi cho anh”.

Tôi tròn xoe mắt vì nhiều cái lạ ở đất nước có cách hành xử hết sức nhân văn với con người và thiên nhiên, mà không nơi đâu có được. Và tất nhiên, vì lần đầu đến thăm nhà thầy giáo Yamamota nên không thể đến bằng tay không, cần mua một món quà gì đấy. Tôi chia sẻ ý nghĩ ấy với ông Yamamoto và được ông nhất trí ủng hộ. Ông nói phía trước có một cửa hàng dành cho giáo viên, nơi có thể mua hàng với giá rẻ hơn các nơi khác.

Tôi kinh ngạc hỏi lại: “Thưa ông, ông nói là cửa hàng có giá ưu đãi dành cho giáo viên?”. Gật đầu khẳng định, ông Yamamota nói: “Ở Nhật Bản, nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất, nghề được kính trọng nhất. Các doanh nghiệp Nhật rất vui mừng khi các nhà giáo đến cửa hàng của họ, vì họ coi đó là vinh dự lớn nhất cho bản thân”.

Trong thời gian ngắn ngủi lưu lại Nhật Bản, tôi đã chứng kiến không ít lần người dân nơi đây tỏ lòng thành kính với những người theo nghiệp phấn trắng, bảng đen. Trên tàu điện ngầm có chỗ ngồi dành riêng, ở mọi nơi có cửa hàng riêng, giáo viên không phải đứng xếp hàng khi chờ các phương tiện giao thông công cộng… Như thế, nhà giáo Nhật đâu cần một ngày dành riêng cho họ nữa, vì đơn giản ngày nào trong đời cũng dường như là ngày lễ với họ!

Kể lại câu chuyện ngắn này, tôi hy vọng rồi một ngày nào đó trong xã hội chúng ta, nhà giáo có thể tự hào với thiên chức của mình!

ĐỖ BIÊN QUỐC

Ai như xứ vịt, đủ thứ ngày, màu mè. rỗng tuếch. Tạo ra một mớ sản phẩm nửa người nửa ngợm!!!! Haizz.

Mà không, xứ này xưa kia người thầy cũng được tôn kính, bằng chứng là người làng  giờ vẫn còn gọi những ông giáo già xưa với sự kính trọng, vợ của ông giáo xưa, người làng vẫn trang trọng gọi là "bà giáo"  (bà nội nó người làng gọi là Bà giáo) :)

 Tự nhiên nhớ lại những hình ảnh xưa, xuyến xao dễ sợ, hi hi :)




Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2023

Mẹo của điện thoại nè, hi hi

 Có thể bạn chưa biết hết về chiếc điện thoại di động của mình: Mở cửa xe khi bị kẹt chìa khoá ở trong xe, mất chìa khoá xe vẫn lái xe đươc, hết pin vẫn sử dụng điện thoại được..v.v.v.

Chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) ngày nay đã trở thành một điều cần thiết cho mỗi người chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày. Thế nhưng, khi sở hữu một chiếc ĐTDĐ người ta chỉ biết 2 chức năng chính là nhận cuộc gọi hoặc gọi đi, cùng lắm là “lướt” Web, chơi game, chat với bạn bè…
Theo ước tính, toàn thế giới hiện có đến khoảng 4,5 tỷ người dùng ĐTDĐ nhưng số người hiểu cho hết những chức năng của chiếc điện thoại có lẽ chỉ khoảng 10% số người sử dụng! Một số chức năng đó sẽ giúp chúng ta “thoát hiểm” một cách ngoạn mục nếu ta biết được những “tuyệt chiêu” của chiếc ĐTDĐ.
Trường hợp phổ biến nhất là lúc cần gọi hay đang gọi ĐTDĐ lại báo… hết pin! Đừng hốt hoảng khi bạn gặp trường hợp này ở những nơi không thể sạc pin. ĐTDĐ nào cũng được thiết kế với lượng pin dự trữ, tương đương với 50% dung lượng pin khi được sạc đầy. Vấn đề là biết được cách nào để khởi động nguồn pin dự phòng đó.
Đơn giản thôi, chỉ cần bấm: *3370# và bạn sẽ thấy pin của bạn lại đầy 50% lằn vạch báo dung lượng… Lúc đó, bạn có thể tiếp tục các cuộc gọi ít ra trong vài tiếng đồng hồ nữa! Xin nhắc lại, chỉ cần 6 động tác trên bàn phím, khởi đầu là dấu hoa thị (*), tiếp đến là 4 chữ số (3370) và kết thúc với dấu thăng (#): điện thoại của bạn sẽ báo đang có 50% dung lượng!
50% là phần năng lượng dự trữ trong máy điện thoại gọi là "Third Hidden Battery Power" để điều hành bộ phận báo hết pin của máy và lưu trữ các dữ liệu như ngày giờ, danh sách phone book... Khi bạn sạc lại pin, lượng pin dự trữ sẽ đầy lại trước khi lượng pin của máy được sạc đầy.
Ở Mỹ số Điện Thoại cấp cứu là 911 nhưng bạn hãy nhớ số điện thoại cấp cứu trên toàn thế giới là 112, số này được tất cả các ĐTDĐ công nhận. Nếu chẳng may bạn đi lạc vào rừng, trượt chân trên núi tuyết, bị lạnh cóng ở Bắc Cực hay bất cứ một nơi nào đó, nếu không có ai cứu thì bạn sẽ chết. Hãy bình tĩnh bấm số 112 trên điện thoại di động của bạn.
Khi bạn bấm số 112, ĐTDĐ của bạn sẽ tự động tìm bất cứ mạng khẩn cấp nào hoặc những số cấp cứu nào gần nhất và tự động nối mạng cho bạn với đường dây đó. Điều thú vị là con số cấp cứu 112 này có thể thao tác ngay cả khi bàn phím đang bị khóa mà bạn không biết mật mã để mở ra. Bạn cứ thử đi, nhưng ngay khi máy thông thì phải ngắt cuộc gọi kẻo lực lượng cấp cứu sẽ tìm đến bạn!
Trường hợp xe hơi của bạn có chìa khóa điện tử (tức là loại chìa khóa bấm để mở cửa hay khóa cửa xe) mà bạn sơ ý bỏ quên chìa khóa trong xe rồi xe tự động khóa cửa lại hoặc bạn làm mất chìa khóa xe. Bạn chớ vội lo.
Nếu bạn có một chìa khóa điện tử phụ đang cất ở nhà thì bạn nên dùng ĐTDĐ của bạn gọi về nhà cho thân nhân của bạn để nhờ người nhà giúp bạn mở cửa xe theo các bước như sau:
- Bước 1: Bạn để điện thoại di động của bạn gần sát cửa xe của bạn.
- Bước 2: Bảo người nhà lấy chìa khóa điện tử của xe để sát vào điện thoại di động của họ và bấm nút mở xe.
- Bước 3: Khi người nhà bấm nút mở cửa xe thì xe của bạn dù đang ở một thành phố nào đi nữa sẽ được mở cửa.
Nếu chìa khóa xe bạn để quên trong xe thì bạn tiếp tục lái bình thường. Nhưng trong trường hợp bạn đã bị mất chìa khóa thì sau khi mở được cửa xe theo cách trên, bạn có thể rút dây điện nối ở phần start cho nổ máy xe và chạy tạm đến chỗ thợ làm chìa khóa để làm chìa khóa phụ!
Mỗi ĐTDĐ đều có “số căn cước” (serial number) hay còn gọi là ID của máy. Bạn cần làm ngay sau khi đọc bài này. Hãy bấm các phím *#06 # (xin nhắc lại: hoa thị (*), dấu thăng (#), hai số 06 và kết thúc bằng dấu thăng (#)… lập tức màn hình điện thoại sẽ hiện lên một hàng số gồm 15 con số nối tiếp nhau. Đây là số căn cước của máy. Bạn phải ghi 15 số nầy vào cuốn sổ hay một miếng giấy bỏ riêng trong bóp của bạn để khi cần có thể lấy ra.
Trong trường hợp bạn bị mất máy điện thoại, hãy gọi cho công ty đang cung cấp dịch vụ nối mạng. Ở Việt Nam có các công ty như Mobifone, Vinaphone, Viettel, FPT… Thông báo cho họ biết số căn cước của máy. Công ty sẽ khóa ngay điện thoại của bạn và kẻ nào lấy chiếc điện thoại đó cũng không thể sử dụng được. Nếu khi bạn tìm lại được điện thoại thì nhớ gọi cho công ty cung cấp dịch vụ để mở khóa và bạn tiếp tục sử dụng.
Nếu bạn bị mất điện thoại di động và nghi có kẻ đang sử dụng máy của bạn, bạn chỉ cần mang số Serial Number gồm 15 con số này đến báo cho cảnh sát. Ở Việt Nam thì không biết như thế nào nhưng ở Mỹ và các nước tiên tiến khác thì cảnh sát và ngành An ninh Viễn thông sẽ dùng vệ tinh theo dõi số Serial Number để biết máy của bạn đang ở địa chỉ nào và cảnh sát sẽ đến đó lập biên bản tịch thu máy và người sử dụng máy của bạn sẽ bị mời về văn phòng cảnh sát để lấy lời khai và đưa ra tòa xét xử.
Nhiều trường hợp người đang sử dụng đã mua của một kẻ khác nên cảnh sát đã phanh phui được cả một đường dây tội phạm trộm cắp điện thoại. Nếu bạn đi ra Chợ Trời (Flea Market) để mua lại ĐTDĐ đã qua sử dụng, hãy nhớ bấm phím *#06 # để lấy ra hàng 15 con số. Yêu cầu người bán ký nhận có bán cho bạn cái máy điện thoại với hàng số đó để nhỡ có ai đi truy tìm thì bạn không phải là người ăn cắp!
***
Làm thế nào để biết nguồn gốc nơi sản xuất ĐTDĐ của bạn? Hãy đếm từ trái qua phải trên dãy số gồm 15 con số của Serial Number. Tại con số thứ 7 và thứ 8, bạn sẽ biết quốc tịch nơi sản xuất ra chiếc máy điện thoại của bạn đang sử dụng:
- Nếu số hàng 7 và 8 là số 02 hoặc 20 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Trung Quốc, điều này có nghĩa là chất lượng của nó khá tệ, không bảo đảm!
- Nếu hai số đó là số 08 hoặc 80 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Đức (Germany) nên chất lượng bảo đảm rất tốt.
- Nếu hai số này là 01 hoặc 10 thì máy điện thoại của bạn được sản xuất tại Phần Lan (Finland) theo tiêu chuẩn Âu Châu nên rất tốt.
- Nếu hai số kia là 13 thì đáng buồn cho bạn vì máy của bạn được sản xuất tại Azerbaijan với phẩm chất rất tệ ngang với… hàng mã để đốt cúng cô hồn! Nhiều người mua nhầm máy điện thoại có số 13 của Azerbaijan hay số 02 hoặc 20 của Trung Quốc nên khi sử dụng đã bị nổ, cháy khi sạc pin. Để tránh những trường hợp này, nên bấm số Serial Number của máy để biết xuất xứ sản xuất trước khi mua!
- Nếu hai số ở hàng thứ 7 và thứ 8 là hai số 00 tiếp nhau thì chắc chắn máy ĐT Di Động của bạn được sản xuất ngay chính quốc giả phát minh ra nó. Ví dụ: iPhone có số 00 là do Apple của Mỹ sản xuất; hoặc Galaxy có hai số 00 là do chính hãng Samsung của Nam Hàn sản xuất.
***
Trên đây là những lượm lặt nho nhỏ mà nhiều người sử dụng ĐTDĐ hầu như không bao giờ để ý đến. Bây giờ biết rồi nên cũng chưa muộn phải không bạn!!!
(Copy từ Internet)


Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

Chữ

 Tự nhiên nó ngồi nhớ chuyện này, tìm lại copy vô đây, hi hi:

Một làng nọ bị hỏa hoạn cháy mất cả đình làng. Khi dựng lại đình, kỳ mục làng đến xin cụ Tam Nguyên mấy chữ về treo để trấn thần hỏa vì người ta tin rằng cụ là một vị thần sống và do vậy chữ cụ có thể cảm động được cả thần linh.

Nghe những người đến xin chữ nói rõ sự tình, cụ liền lấy cây bút đại tự viết lên lụa điều một chữ “Nhất” rất lớn có hai đầu phình ra, giữa thót lại. Cụ dặn đem về treo ngược lên giữa cửa đình. Chẳng ai hiểu ý nghĩa ra sao nhưng người ta không dám hỏi mà cứ y lời đêm về treo lên.

Lâu lâu sau, không thấy xảy ra hỏa hoạn nữa, người ta tin là do sự mầu nhiệm của đạo bùa của cụ Tam Nguyên nên làng bèn biện lễ và cử quan viên đến tạ ơn cụ. Hôm ấy có người đánh bạo hỏi cụ ý nghĩa của chữ “Nhất” trên đạo bùa.

Nghe vậy cụ hỏi lại: “các ông thấy chữ “Nhất” ấy có giống cái chày không?”. Đám người kia bảo rất giống. Lúc ấy cụ mới cười rồi thủng thỉnh bảo: “Cái chày mà treo đứng là “chày đứng”. Chày đứng là đừng cháy. Có thế thôi!”.
Hic, đúng là uy lực của chữ, mà của một người khoa bảng khí tiết.



Thứ Tư, 9 tháng 8, 2023

Người viết thư tay

     Xưa, nó cũng là tín đồ viết thư tay, giờ vẫn còn cất giữ, lâu lâu đọc lại thấy vui vui.

    Cũng lâu rồi, nó đọc trên báo thấy bài viết về 1 ông già ngồi ở Bưu điện thành phố, giữa Sài Gòn hoa lệ, viết thư mướn cho người ta. Cái thuở mà người ta còn ngóng tin nhau qua những dòng chữ trên giấy, thỉnh thoảng nó cũng thấy buâng khuâng khi nghĩ về ông già thân yêu ấy.

    Hôm trước, nó đọc được trên mạng xã hội (chứ không phải báo giấy): "Người viết thư tay cuối cùng qua đời, hưởng thọ 94 tuổi!"  Một chút thảng thốt trong nó! 



Kính ông!

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

Một mình và cô đơn

 Ôi, cứ như dành cho mình, heeeeeeeee 😊😊😊😊

Trong tận cùng của sự cô đơn, người ta ném mình vào những cuộc vui.

Trong tận cùng của sự một mình, người ta nhận ra bản thân mình chính là nguồn vui.
một sự khác biệt vừa khổng lồ vừa tinh tế giữa sự cô đơn và sự một mình.
Cô đơn là sự thiếu, ngụ ý rằng bạn cần ai đó, rằng mình bạn là không đủ. Rằng cần ai đó ở bên, ai đó mang hạnh phúc đến cho bạn vì bạn không thể tự mình hạnh phúc được.
Một mình, ngược lại, là sự đủ. Nó ngụ ý rằng bạn không cần ai khác đem đến niềm vui và hạnh phúc cho mình, mặc dù nếu có ai đó đến bạn cũng thấy vui nhưng khác biệt là bạn vẫn vui khi không ai đến cả. Rằng sự tồn tại của bạn là đủ cho chính bạn hay thậm chí cho cả thế giới.
Người cô đơn giống như người đói và người một mình giống như người no đủ, luôn no đủ.
Người cô đơn thường thấy lạc lõng giữa đám đông dù cố tìm sự cứu vớt từ đám đông. Bản thân họ cũng luôn tồn tại một đám đông hỗn loạn trong tâm trí và chúng chưa bao giờ tách rời khỏi họ.
Người một mình có thể ở trong đám đông nhưng đám đông không ở trong họ, dù đứng giữa đám đông nhưng vẫn không bị hòa trộn vào đám đông, đám đông dùng mọi cách vẫn không tác động được tới họ.
Thiền nhân là những người ở trong trạng thái một mình cách sâu sắc nhất và từ sự một mình của họ tuôn trào vô tận những niềm vui và sự đủ đầy, mãn nguyện…
Osho
Sưu tầm

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2023

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2023

Tường vi

 Hè là mùa của em í, hi hi


cũng là mùa của em trầm này, em này sớm hơn, thơm nức mũi



Mà anh nó có tay "canh điền", nó lượm có mấy nhánh tí tẹo  về cho, vậy mà ra được mấy chậu ngon ghê luôn.

Bonnus bờ tưởng hoa đỏ, hoa vàng, hi hi






chào tháng 6, :)  :)

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023

Văn hóa

 Nó thường hay lang thang đọc blog, nó thích mạng xã hội này, bloger thường là những người hiểu biết. Nó chợt nhận ra có 2 tầng văn hóa. Có những người hiểu biết nhiều, sắc sảo, rất giỏi, cũng đầy danh phận, thậm chí sách họ viết ra cũng thuộc dạng sách "bán chạy nhất" , nhưng đọc nó vẫn thấy chán, thấy cờm cợm trong lòng, chưa kể nhiều khi họ còn ăn theo, nói leo, khoe chữ, một cái gì đó rỗng tuếch, gượng gạo và .. lùn lùn.. đến tội nghiệp,  haizz.

Ngược lại, có những bloger viết cực kỳ hay, từ ngữ bình dị mà vẫn sang!!!! Sâu trong đó là tầm văn hóa, cái cốt cách của một người trí thức thật sự.

Phải chăng là sự khác nhau của nền văn hóa mà họ thụ hưởng???!!! 

Họ vẫn lặng lẽ, ở đâu đó .....



Thứ Tư, 24 tháng 5, 2023

Đen...

 Có những bài thật hay. Đen! 

Nấu cho em ăn! :)



Cô bé cháu bé nhỏ của nó nói:
- Bảy nghe youtube của Đen đi, ủng hộ từ thiện, doanh thu là lượt view á! Doanh thu được nhiêu là sẽ ủng hộ từ thiện hết.
- Hi hi, uhm, ủng hộ.
Trước hết, nó ủng hộ vì suy nghĩ dễ thương của bé cháu nó. Hi hi

https://www.youtube.com/watch?v=ukHK1GVyr0I

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2023

Bánh mì

 Câu chuyện này nó đã đọc mấy lần, lần này lưu vô đây, hi hi

Copy từ FB Lê Văn Quy
Một bé trai 15 tuổi bị bắt vì trộm từ một cửa hàng ở Mỹ Khi cố gắng để trốn thoát, cậu bé cũng đã làm hư một cái kệ.
Sau khi thẩm phán nghe được vụ án, ông ấy hỏi cậu bé:
- Cháu có thật sự ăn cắp gì không?
- Cháu ăn cắp bánh mì, phô mai và làm hư cái kệ.
Cậu bé xấu hổ, cúi đầu xuống, tếp tục trả lời:
- Dạ đúng vậy.
Thẩm phán hỏi:
- Tại sao cháu lại ăn cắp?
Cậu bé trả lời:
- Vì nó cần thiết.
Thẩm phán lại hỏi:
- Sao Cháu không mua mà ăn cắp nó.
Cậu bé nói:
- Cháu không có tiền.
Thẩm phán nói:
- Cháu có thể xin tiền Cha mẹ.
Cậu bé nói:
- Cháu chỉ có Mẹ, bà ấy bị bệnh không có việc làm và Cháu ăn cắp bánh phô mai để cho Mẹ ăn.
Thẩm phán hỏi:
- Cháu không làm gì à? Cháu không có việc làm sao?
Cậu bé trả lời:
- Cháu làm việc ở tiệm rửa xe. Cháu nghỉ để chăm Mẹ bệnh nên bị đuổi việc.
Thẩm phán nói:
- Cháu không tìm kiếm thứ gì khác để làm việc nơi khác sao?
Sau cuộc trò chuyện với cậu bé kết thúc. Thẩm phán tuyên bố phán quyết:
Ăn cắp, đặc biệt là ăn cắp bánh mì là MỘT TỘI ÁC đáng xấu hổ. Và ở đây tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm cho tội ác này. Tất cả mọi người trong phòng xử án hôm nay, trong đó có Tôi, đều phải chịu trách nhiệm cho tội ác này. Do đó, ai đang hiện diện cũng bị phạt 10 Dollars, không ai đi ra khỏi đây mà không bị phạt 10 Dollars.
Thẩm phán lấy tờ tiền 10 Dollars từ túi áo ông ấy, lấy cây bút và bắt đầu ghi tên.
Ngoài ra, Tôi còn phạt 1000 Dollars Chủ cửa hàng vì đã giao một đứa trẻ đói bụng cho Cảnh sát. Nếu không đóng phạt trong vòng một giờ, cửa hàng sẽ bị đóng cửa.
Mọi người ở đây đều xin lỗi cậu bé và nộp phạt 10 Dollars.
Thẩm phán đã rời khỏi phòng xử án cùng với những giọt nước mắt của cậu bé. Sau khi nghe phán quyết, tất cả mọi người trong phòng án đã rơi nước mắt.
Tôi tự hỏi, liệu xã hội, hệ thống Tòa án của chúng ta có thể đưa ra một phán quyết như vậy không?
Thẩm phán nói thêm:
- Nếu một người bị bắt quả tang ăn cắp bánh mì, tất cả thành viên của Cộng đồng, Xã hội và
(dịch từ tuần báo Paris Match)

Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2023

Hoa với rượu

 Thơ hay chi mà hay quá đi, hi hi. Thơ buồn mà sao vẫn ưng đọc. Copy về đây, giữ lại đây.....

Bài thơ: Hoa với rượu
Tác giả: Nguyễn Bính
________________________
Thấy rét, u tôi bọc lại mền,
hàng cất rượu ủ thêm men.
Mẹ cha mất sớm còn em nhỏ,
Say cả tư mùa cho khách quen.
Em nhỏ là Nhi, bạn nhỏ, tôi,
Suốt ngày hai đứa nhẩn nha chơi.
Chị Nhi bán rượu đôi chiều chợ,
Vẫn nhớ mua quà cho cả đôi.
Hai đứa thường nhân buổi vắng nhà,
Người ta bắt chước chị người ta!
Ra vườn nhặt những hoa cam rụng,
Về bỏ đầy nồi cất nước hoa.
Nước hoa tuy chẳng thơm là mấy,
Hai đứa bôi đầy cả tóc nhau.
Hí hửng bảo nhau: “Thơm đấy chứ!
Nước hoa ngoài tỉnh thấm vào đâu!”
Một tối nhà Nhi có giỗ thầy
Chị Nhi cho uống rượu cay cay,
Chừng đâu chén nhỏ làm hai đứa
Mặt đỏ lên rồi, chếnh choáng say.
Hai đứa ôm nhau đánh giấc dài
Bất đồ ngủ đến sáng ngày mai
Chị Nhi cứ chế làm sao ấy
Hai đứa nhìn nhau ngớ ngẩn cười.
Chị Nhi thường nói với u tôi:
“- Hai đứa, thưa bà, đến đẹp đôi”
U tôi liền đáp ngay như thật:
“- Tôi có nàng dâu giúp đỡ rồi!”
Thuở ấy làm sao thật thái bình
Trai hiền bạn với gái đồng trinh
Đời say men rượu thơm hoa rụng
Tràn những ngây thơ ngập cảm tình...
*
Ấy thế mà rồi cách biệt nhau
Nhà Nhi không biết dọn đi đâu
Mình tôi giời bắt làm thi sĩ
Mẹ mất khi chưa kịp bạc đầu
Bỏ lại vườn cam bỏ mái gianh
Tôi đi dan díu với kinh thành
Hoa thơm mơ mãi vườn tiên giới
Chuốc mãi men say rượu ái tình
Rượu ái tình kia thành thuốc độc
Vườn trần theo bướm phấn hương bay
Đời tôi sa mạc, ôi sa mạc!
Hoa hết thơm rồi, rượu hết say.
Trăm sầu nghìn tủi mình tôi chịu
Ba bốn năm rồi năm sáu năm
Khóc vụng mỗi lần tôi nhớ lại
Men nồng gạo nếp nước hoa cam.
Xa lắm rồi Nhi! Muộn lắm rồi!
Bẽ bàng lắm lắm nữa Nhi ơi!
Từ ngày Nhi bỏ nơi làng cũ
Mộng ngát, duyên lành cũng bỏ tôi.
*
Chắc ở nơi nào, dưới mái gianh,
Chị em Nhi vẫn sống yên lành,
Chị Nhi cất rượu cho Nhi bán.
Hồn vẫn trong mà mộng vẫn xinh.
Ngày xưa còn bé, Nhi còn đẹp
Huống nữa giờ Nhi đã đến thì,
Tháng tháng, mươi mười lăm buổi chợ
Cho người thiên hạ phải say Nhi.
Xóm chị em Nhi ở mấy nhà?
Bến đò đông vắng? Chợ gần xa?
Nhà Nhi thuê có vườn không nhỉ?
Vườn có trồng cam, có nở hoa?
Mơ tưởng vu vơ, lòng dối lòng
Thực ra có phải thế này không:
Chị Nhi đã lấy chồng năm trước
Nhi đến năm sau lại lấy chồng.
*
Ước gì trên bước đường lưu lạc.
Một buổi chiều nào lạnh gió mưa
Gõ cửa nhà ai xin ngủ trọ
Giật mình tôi thấy tiếng Nhi thưa.
Ngồi bên lò rượu đêm hôm đó
Nhi rót đưa tôi nước rượu đầu.
Nhắc lại ngày xưa mà thẹn lại
Ngậm ngùi hai đứa uống chung nhau.
Tôi kể: “U tôi đã mất rồi
Cửa nhà còn có một mình tôi...”
Nhi rằng: “Ngày trước u thường nói
Hai đứa mình trông đến đẹp đôi...
Chị em mới lấy chồng năm trước
Chồng chị trồng cam ở mé sông.
Em ở mình đây, nhà trống trải
Trăng vàng đầy ngõ, gió mênh mông...”
Như truyện Tương Như và Trác Thị
Đưa nhau về ở đất Lâm Cùng
Vườn xuân trắng xoá hoa cam rụng
Tôi với em Nhi kết vợ chồng.
Rượu cất kỳ ngon, men ủ khéo
Say người thiên hạ, lại say nhau,
Chiều chiều hai đứa sang thăm chị
Chồng hái hoa cho vợ giắt đầu.
Chao ơi! Là mộng hay là thực?
Là thực hay là mộng bấy lâu?
Hai đứa sống bằng hoa với rượu
Sống vào giời đất, sống cho nhau.
Nhưng mộng mà thôi, mộng mất thôi
Hoa thừa, rượu ế, ấy tình tôi,
Xa rồi vườn cũ men hoa rụng
Gặp lại nhau chi, muộn mất rồi!
Huế, 1941
Nguồn:
1. Nguyễn Bính, Nước giếng thơi, NXB Hội Nhà văn, 1957
2. Thơ và giai thoại Nguyễn Bính, Vũ Nam, NXB Lao động, 1999


Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2023

Cố nhân....

 Cô gặp lại bạn xưa, rưng rưng kỉ niệm.....

EM GÁI ĐỒNG HƯƠNG

* tặng Nguyễn Kyều - nhân hội ngộ hôm qua 19.4.2023
Thật không ngờ - người em gái Đồng hương
Hơn 50 năm, tìm thăm ta nơi đất khách
Chiều dài thời gian trãi qua nhiều thử thách
Nhưng dung nhan vẫn nguyên vẹn một Nguyễn Kyều !
Hội ngộ cùng em- anh nhớ biết bao nhiêu !
Quê yêu dấu những ngày thơ, tuổi học ...
Con bướm trắng tung tăng, tay ôm cặp
Gót sen hồng, dáng mỏng những tài hoa
Em biết đánh đàn , dìu dặt những khúc ca
Em biết vẽ tranh, đánh cờ, thổi sáo ...
Em hiện thân Thúy Kiều con quan Viên Ngoại
Nhưng vào đời tránh được : Kim Trọng , Sở Khanh...!
50 năm - đi hết cuộc chiến tranh
Nửa thế kỷ lấm lem bao tục lụy
Cái tình đồng hương bao năm tích lũy
Chợt bừng lên buổi sáng bất ngờ !
Sự nghiệp đời anh- còn lại mấy tập thơ
Là nhật ký qua một thời lỡ vận
Tuổi Nhâm Thìn- hết rồi bao lận đận
Cùng tuổi vợ anh từng bước thăng hoa
Duy Xuyên ơi ! Cố xứ một quê nhà
Miền ký ức in sâu ngày phố huyện
Hàng cau già, mái ngói quê, chim chiền chiện
Đã hòa âm tiếng dệt lụa Mã Châu !
Ơi, Duy Xuyên ký ức hai cây cầu(*)
Như chiếc võng ru tình quê sâu nặng
Kẻ ra Bắc bồi hồi trông Bà Rén
Người vào Nam ngút mắt ngóng Câu Lâu
Những ai cùng bước qua cầu
Cố hương hoài niệm nỗi sầu giống nhau !!!

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2023

Nguyệt quế

 Sáng quét sân, một mùi hương nhẹ nhàng, tinh khiết thoảng qua, lướt mắt tìm, gần, gần lắm nơi chỗ nó đứng, mùi hương thật quen, nhưng nó suy nghĩ miết không ra đó là hoa gì. Nó buột miệng:

- Hương gì vậy ta!

Anh nó nhắc:

- Ngay trên đầu kìa.


Wow, Nguyệt quế!

Hương thơm của một nàng tiên. Hi hi

Khước từ tình yêu của một vị thần uy dũng, nàng lặng lẽ đứng đó và tỏa hương. Hi hi hi


Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2023

Lài

Tự nhiên nó yêu hoa lài hơn khi tình cờ ngửi được mùi thơm, ở ngay góc sân mà chỉ khi thoảng được mùi hương mới thật sự để ý, thì ra Lài thật duyên, sáng 1 màu, chiều 1 màu, vừa đẹp, vừa duyên nghen:


còn em này thì hương sang thật là sang, chưa hỏi tên em, những chùm hoa nhỏ xinh, hiền hòa mà hương thì rất sang trọng, đặc biệt


Sáng nay, ngẩn ngơ với em này, chỉ 1 cú xoay người là đã chạm vào em:


Không kiêu sa, đỏng đảnh, các em này cứ hồn nhiên, lặng lẽ, lung linh mỗi ngày, thật là đáng yêu:


Cuộc sống giản đơn sẽ làm lòng người thanh thản. Hi hi


Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Thời gian

 

Thấy hay và hình đẹp thôi, chứ nó thì vẫn "hay" khi thời gian đi qua! Hi hi

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2023

Alone

 Anh đi công việc xa, chị ở nhà một mình, tối qua nó nhận được tin nhắn của chị:

- Bữa nay ở nhà 1 mình khỏi nấu ăn khỏe thiệt, giờ mới thấy ở 1 mình như bảy cũng có cái sướng chứ!

Nó đọc mà cười ha ha.

Nó đã từng đọc ở đâu đó: "Cái giá của sự tự do là cô đơn, cái giá của hạnh phúc là sự ràng buộc",

Coi sướng vậy chứ, ít người làm được lắm. Hi hi hi.


Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023

Tên

 NGƯỜI ĐẶT TÊN ĐƯỜNG SÀI GÒN TRƯỚC 1975 LÀ MỘT THIÊN TÀI LỊCH SỬ

(copy từ fb)
Đã từ lâu tôi rất muốn tổng hợp lại những điều thú vị đẹp đẽ và gây sửng sốt trong cách đặt tên đường của Sài Gòn trước năm 1975 (dù có nhiều trang đã từng viết). Bài này tôi viết mang trong mình 3 kỳ vọng.
Thứ nhất là để các bạn, các em yêu lịch sử nhưng sợ lịch sử có thể bỗng chốc phát hiện ra những điều tinh tế tuyệt vời trên con đường mà các em, các bạn đang đi học, đi làm mỗi ngày. Thứ hai là một gợi ý để những nhà hoạch định giao thông có thể quy hoạch lại trên niềm cảm hứng tinh tế thú vị đó, để có thể tạo ra những bản đồ tên đường như thể ta đang bước đi trên một trang sách. Và cuối cùng là để thắp một nén nhang tri ân đến người đã đặt tên những con đường đó, cũng là một cái cúi mình ngưỡng mộ trước những tinh hoa, tinh tế của người trí thức miền Nam trước 1975 mà thời cuộc đã khiến mọi thứ không thể đi đến trọn vẹn. Dưới đây là 10 điều thú vị về cách đặt tên đường Sài Gòn trước năm 1975:
1. Bờ sông Sài Gòn được chia ra ba đoạn. Đầu tiên là Bến Bạch Đằng, thứ đến là Bến Chương Dương, và cuối cùng là Bến Hàm Tử. Đó là gì? Vâng, là những trận thuỷ chiến trong lịch sử chống quân Nguyên Mông của quan quân nhà Trần vào thế kỷ 13. Riêng Bến Bạch Đằng lớn nhất thì có ở đó là bức tượng của vị quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo chỉ tay ra bờ sông. Vậy bạn có nhớ ở bên kia bờ sông là bến gì không? Bến Vân Đồn - nơi Trần Khánh Dư đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, cũng là một trận thuỷ chiến thời đó.
2. Bạn hẳn đều ít nhiều nghe đến cái tên Nguyễn Thái Học, một trong số những người sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Nhưng bạn có biết vợ của Nguyễn Thái Học không? Từ cầu Ông Lãnh đổ xuống, bạn sẽ đi trên đường Nguyễn Thái Học, và bạn sẽ gặp phu nhân của người. Đó là Cô Giang. Song song với đường Cô Giang là đường Cô Bắc. Nguyễn Thị Giang (tức Cô Giang) là vợ Nguyễn Thái Học, và Nguyễn Thị Bắc (tức Cô Bắc) là chị của Cô Giang.
3. Điện Biên Phủ là một con đường huyết mạch tại Sài Gòn ai ai cũng biết. Nhưng không mấy ai biết tên con đường này trước 1975 là đường gì. Đó là đường Phan Thanh Giản - tên của vị đại thần nhà Nguyễn đã ký bản hiệp ước cắt 3 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. Ông chịu án oan trăm năm mà chỉ được gột rửa trong chục năm trở lại đây. Sau năm 1975, tên đường Phan Thanh Giản đổi thành đường Điện Biên Phủ, đưa ông về quên lãng. Tuy nhiên ít ai biết rằng, sự tinh tế của vị đặt tên đường ấy vẫn để lại những dấu hiệu. Đó là người con của ông: Phan Liêm, Phan Tôn vẫn ở đó. Hai con đường ngắn, nhỏ, đặt song song, như ở cạnh hầu hạ cho linh hồn của người cha oan khuất bi kịch của mình. Ngày ngày, khi đi từ cầu Sài Gòn xuống mà muốn về nhà thờ Đức Bà, chúng ta sẽ rẽ vào Võ Thị Sáu, và quẹo vào một con đường nhỏ cắt qua Điện Biên Phủ. Con đường nhỏ ấy chính là đường Phan Liêm. Nhưng cha ông thì không còn đó nữa.
4. Phan Thanh Giản đỗ tiến sĩ và ra làm quan dưới triều Minh Mạng, vậy thì đương nhiên phải có đường Minh Mạng trước đó rồi đúng không. Vậy đường Minh Mạng ở đâu nhỉ? Đấy là đường Ngô Gia Tự hôm nay. Một con đường xứng đáng với tầm vóc của Minh Mạng: to, đẹp với 3 hàng cây rợp bóng mát, mang cái hùng tâm tráng chí của bậc đế vương tham vọng nhất nhì lịch sử Việt Nam. Và vị đại tướng của ông, người gánh trách nhiệm chinh chiến ở Campuchia là tướng Trương Minh Giảng, đó sẽ là một con đường nối dài từ quận này sang quận khác, như công tích vĩ đại kéo qua 2 nước, nhưng hẹp, hệt số phận bi kịch khi trở về. Con đường ấy hôm nay là đường Lê Văn Sỹ-Trần Quốc Thảo.
5. Tương tự con đường Trương Minh Giảng là con đường Gia Long. Đường Gia Long và đối thủ không đội trời chung của ông là Nguyễn Huệ có sự nghiệp thể hiện qua tên đường. Đường Gia Long tuy hẹp nhưng dài, đường Nguyễn Huệ tuy to, nhưng ngắn, như số phận của vị anh hùng dân tộc đánh đông dẹp bắc, công tích rực rỡ mà tuổi thọ ngắn ngủi. Đường Gia Long hôm nay là đường Lý Tự Trọng. Ở phía đầu đường Gia Long là nhóm những vị khai quốc công thần của ông, đó là đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám), đấy là đường Võ Tánh (Nguyễn Trãi Quận 1), Ngô Tùng Châu (nay là Lê Thị Riêng), quân sư Đặng Đức Siêu (đổi tên thành đường Nam Quốc Cang).
6. Một số cái tinh tế khác như đường Lê Lai nhỏ nằm cạnh đường Lê Lợi lớn, đường Sư Vạn Hạnh âm thầm nối gót cho đường Lý Thái Tổ, giúp Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý. Khu vực người Hoa chợ Lớn thì rặt các con đường của những vị hiền triết của Trung Hoa như Trang Tử, Khổng Tử hay các vị người Hoa đã có công mở cõi như Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích…. Còn ở Quận 1 ta thấy Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Trương Công Định…các vị khởi nghĩa chống Pháp thì sát sạt nhau. Các vị nữ sĩ Bà Huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương khéo làm sao cũng ở bên nhau. Cách đó một khúc lại là cụm Bùi Thị Xuân, Huyền Trân Công Chúa và Sương Nguyệt Anh. Trong khi những vị trạng nguyên như Lê Quý Đôn, Phùng Khắc Khoan, Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi là các con đường song song bàn cờ. Và hai danh nhân góp phần xây dựng nên chữ Quốc Ngữ là Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes thì lại song song nhau bên cạnh.
7. Ở phía bến xe miền Tây lại thuộc về thuở lập quốc của thuỷ tổ dân tộc. Đầu tiên là Hồng Bàng đúng không? Kế đó là Kinh Dương Vương, Hùng Vương, rồi An Dương Vương. Xa xa là những Triệu Quang Phục, Bà Triệu. Đủ rồi chăng? Hehe. Chưa hết, còn một con đường nữa là đường Triệu Đà thưa các bạn. Đường Triệu Đà hôm nay chính là đường Ngô Quyền. Thực ra trước năm 1975, đường Ngô Quyền-Triệu Đà nằm trên một trục. Như cái sự chấm dứt 1000 năm Bắc Thuộc mà Tiền Ngô Vương đã đem lại cho dân tộc vậy.Triệu Đà dẫu không còn, nhưng đi về thêm một chút nữa bạn sẽ lại gặp đường Lữ Gia, vị tể tướng người Thanh Hoá thời Triệu Đà.
8. Không chỉ có lịch sử, mà còn có những cái hay khác. Đi qua Bộ Y Tế thì là đường Hồng Thập Tự (nay gọi là đường Nguyễn Thị Minh Khai), đường Tự Do, Công Lý, Dân Chủ, Cộng Hoà, Thống Nhất thì được ở cạnh nhau như nói lên khát vọng nhân bản cao đẹp. Đặc biệt đường Công Lý thì quy tắc phải một chiều (vì có Công Lý nào tráo trở đâu). Đường Lục Tỉnh, đường Hậu Giang, đường Tháp Mười thì ở cạnh nhau. Rồi, quay về phía khu Bắc Hải là ta gặp một loạt cụm đường mang những địa danh của dân tộc đã đi vào huyền sử: Trường Sơn, Bạch Mã, Ba Vì, Đồng Nai, Cửu Long.
9. Lòng dân cũng là một trang sử mộc mạc.Tôi kể câu chuyện nhỏ, có một lần hai vợ chồng tôi đi ăn cháo lòng trên đường Võ Thị Sáu - Quận 3. Lúc ngồi xuống bàn, tôi thấy pass wifi là "hienvuong". Hiền Vương chính là tên con đường này trước 1975, là tên nhân gian gọi chúa Nguyễn Phúc Tần, ông là vị chúa thứ 4 của dòng chúa Nguyễn trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, là người có công mở rộng lãnh thổ về phía Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần còn là người đã tiếp nhận những đoàn thuyền của Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên từ nhà Minh đi xuống, để họ tiến hành khai khẩn và tạo nên Cù Lao Phố, Mỹ Tho. Không có ông tạo nền tảng, sẽ không có Sài Gòn Chợ Lớn sầm uất như ngày hôm nay.Chúa Nguyễn Phúc Tần còn là một nhân vật hùng bá ở trên biển. Ông có tham vọng đánh ra Bắc phía chúa Trịnh, và từng đuổi quân Anh, quân Hà Lan...khi họ dám bắt người và xâm phạm bờ cõi Đàng Trong.Sau năm 1975, đường Hiền Vương trở thành đường Võ Thị Sáu. Tuy nhiên như đã nói ở trên, lòng dân là một trang sử mộc mạc. Dẫu bị đổi thay thế nào, dẫu sử sách có quên lãng và các vấn đề chính trị đã xô đẩy họ rời khỏi trang sách, thì nơi đây, lòng dân vẫn biết cách để nhớ về, dù chỉ bằng một cái pass wifi ngắn ngủi.
10. Người tạo nên kiệt tác lịch sử với các câu chuyện tôi kể trên kia là … một công chức. Ông là Trưởng Phòng Họa Đồ thuộc Tòa Đô Chánh Saigon. Bộ phận được lệnh gấp rút thay thế toàn bộ tên đường từ tên Pháp qua tên Việt trong khoảng thời gian ngắn nhất, sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm nắm quyền. Tên ông là Ngô Văn Phát, Nhà văn – bút hiệu Thuần Phong, sinh ngày 16 tháng 10 năm 1910 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Để xây dựng nên công trình lịch sử thập phần tinh tế này, ông cần 3 tháng.
3 tháng cho một đời !

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2023

Lan

 Một sự trùng hợp vui vui, tất cả những chậu lan nhà nó đều nở hoa có một màu: trắng.

Một sự tinh khiết chăng? hi hi

Lan là quà tặng của bạn nó, nhân những dịp gì thì nó không nhớ, nhưng những người bạn thì nó nhớ, họ đều rất dễ thương. Hi hi, :)


        Sáng nay, có một người bạn mời cà phê, thường nó ít thích la cà quán xá., hôm nay, nó tặc lưỡi, ngoại lệ đi, hic.  Đi cùng bạn nó là vài người bạn, nó chỉ biết chứ không quen. Ngồi chuyện trò một hồi, mà nó thì cười nhiều hơn nói, đủ thứ chủ đề trên trời dưới biển, rồi đến mảng chuyện gia đình, chồng con. Có chị còn nói: "bỏ tiền ra mua một ông chồng cho vui, để tiền làm gì?! rồi cười ha ha. Một thoáng khó chịu lướt qua trong cảm xúc nó, nó nhìn chị đó và im lặng. Haizz, chẳng lẽ đến lúc tiền mua được mọi thứ sao???. Hoang mang và buồn. 

Về ngắm lan thôi. Hi hi :)