Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Lối sống tối giản của người Nhật

Lối sống tối giản là cách sống cắt giảm vật dụng xuống còn mức tối thiểu. Và cùng với cuộc sống ít đồ đạc, ta có thể để tâm nhiều hơn tới hạnh phúc, đó chính là chủ đề của cuốn sách này.
Chẳng có ai từ khi sinh ra đã có tài sản, đồ đạc gì trong tay. Vậy nên bất cứ ai khi mới chào đời đều là những người sống tối giản. Cứ mỗi lần bạn sở hữu trong tay những đồ dùng hơn mức cần thiết là một lần bạn lấy mất tự do của chính mình. Giá trị bản thân chúng ta không đo bằng những đồ dùng mà chúng ta sở hữu. Những đồ dùng này chỉ cho chúng ta một chút cảm giác hạnh phúc nhất thời mà thôi. Mang theo những đồ dùng hơn mức cần thiết sẽ lấy hết thời gian, năng lượng của bạn. Khi nhận ra được điều đó, tức là bạn đã bắt đầu trở thành một người sống tối giản.
Những người sống tối giản luôn cảm thấy vui vẻ, mới lạ mỗi ngày. Cái cảm giác này, tôi nghĩ bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được, dù bạn có phải là một người sống tối giản hay không, bởi bất cứ ai.
Lối sống tối giản của người Nhật gồm có năm chương, trong đó, chương một, tác giả sẽ giới thiệu cho bạn lối sống tối giản là gì, đưa ra định nghĩa của anh về nó. Sau đó anh sẽ đưa ra lý do vì sao mình lại theo lối sống này sau nhiều năm sống trong căn phòng của bản thân.
Chương hai tác giả sẽ đề cập đến tại sao sau ngần ấy năm, đồ đạc trong nhà lại chất nhiều đến thế. Những đồ đạc được tích tụ lại do thói quen hay nhu cầu của con người này mang ý nghĩa gì?
Chương ba là những bí quyết để cắt giảm đồ đạc trong nhà. Tác giả sẽ đưa ra cho bạn những quy tắc cụ thể, những phương pháp để có thể giảm bớt đồ đạc trong nhà. Thêm vào đó cũng sẽ giới thiệu cho bạn danh sách bổ sung 15 điều cho những người muốn tối giản hơn nữa cùng với toa thuốc cho “căn bệnh muốn vứt bỏ”.
Chương bốn, những thay đổi của chính tác giả sau khi dọn hết đồ đạc trong nhà. Kèm theo đó, anh còn phân tích và khảo sát thêm về các kết quả nghiên cứu tâm lý học.
Cuối cùng chương năm, tiếp nối ý từ chương bốn, tác giả sẽ giải thích tại sao những thay đổi của bản thân lại dẫn đến “hạnh phúc”.
Để hiểu sâu hơn về lối sống tối giản, bạn nên đọc hết từ chương một đến chương bốn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đọc riêng từng chương. Thậm chí chỉ cần đọc chương ba cũng có thể giúp bạn cắt giảm được đồ đạc của mình.
Trong cuốn sách này, “lối sống tối giản” được hiểu là: 1) giới hạn tối thiểu cần thiết cho bản thân và 2) vứt bỏ tất cả mọi thứ trừ những thứ quan trọng.
Và những người sống theo lối sống đó gọi là người sống tối giản.


R.I.P GHI


Tuần trước Ghi bị bịnh, ói quá trời, thế là  nhờ bác sĩ đến chích thuốc. Thường ông í chích hai mũi, một mũi trị bịnh và một bổ, nhưng lần này mới được 1 mũi, đau quá anh ta chạy mất. Rồi hình như ảnh giận bỏ nhà đi cả ngày, báo hại cô cháu mình đi tìm khắp lối. Tối hôm ấy ảnh cũng mò về nhưng không thèm vô nhà, suốt ngày hôm sau cũng vậy, cứ nằm riết ngoài vườn, cơm, thịt, sữa thậm chí nấu cháo dâng tới miệng cũng không màng tới. Tưởng lần này là tình ta đứt gánh, vậy mà ảnh cũng gượng lại nổi.
Cháu kể, lần này đau bịnh thì ít mà bịnh tương tư thì nhiều, cô Lyna (tên con chó cái hàng xóm) cũng tới tuổi cập kê, mùa này là mùa động dục của loài chó hay sao í. Sáng ra chó chạy khắp đường, thăm hỏi, gầm gừ, âu yếm… đủ kiểu tùy theo mức độ tình cảm, và sức hấp dẫn của đối tác. Từ ngày ngấp nghé em Lyna, anh Ghi ở nhà thì ít mà qua nhà vợ thì nhiều, tối lại ra ngõ nằm nhìn qua.
Yêu em Lyna, đời Ghi bước sang trang mới, có vẻ đau khổ, buồn nhiều hơn là vui, chưa kể  bao hiểm nguy rình rập, nào là chiến đấu để thể hiện bãn lĩnh, rồi cứ lang thang như kẻ không hồn, Haizz.
Hôm kia, sau mấy ngày nằm liệt, tối lại nhớ em, ra ngõ loanh quanh nhìn ngó, có ngờ đâu bọn cô hồn hãm hại. Chờ hoài, chẳng thấy Ghi đâu, linh tính biết là có chuyện chẳng lành, cả nhà vẫn hy vọng hôm sau Ghi về, vậy mà không, Ghi đi thật rồi. Chút hy vọng cuối cùng là hôm sau, nhà mình tìm ra tận những lò mà nghe đồn đó là nơi phường đạo chích gom về, kết quả là đem nỗi ám ảnh đau lòng về ánh mắt buồn dã dượi của những con vật biết mình sắp vào cửa tử.
 Có lẽ nhà mình sẽ không nuôi loài vật đáng yêu này nữa, mỗi lần nuôi là mỗi lần đau. Buồn không thể nào chịu nổi,
Sao trên đời lại có kẻ ác nhân ác đức. Mà tự bao giờ có cái loại người đi trộm chó. Văn hóa gì quái đản.
Mà Ghi ơi, đang yên đang lành dính dáng đến con cái chi cho tàn đời vậy nhỉ.
Haizz
Ngày cuối cùng nhìn thấy ảnh


Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

"The Eyes of Darkness"

Trung Quốc và đại dịch corona
LỜI TIÊN TRI TỪ NĂM 1981
Năm 1981, nhà văn nổi tiếng người Mỹ Dean Koontz đã viết một quyển truyện thể loại ly kỳ (thriller) có tựa là "The Eyes of Darkness" (Đôi mắt của Bóng tối). Truyện kể về một trung tâm nghiên cứu bí mật của quân đội nhân dân Trung Quốc đã tạo ra một dòng virus có tên là Wuhan-400 dùng như một một loại vũ khi sinh học phục vụ chiến tranh. Trung tâm này được đặt ở ngoại ô thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. .
Trong sách có đoạn như sau: "Một nhà khoa học tên Li Chen làm việc tại trung tâm này đã đào tẩu sang Mỹ, ông có mang theo 1 cái đĩa mềm chứa dữ liệu về một vũ khí sinh học tối mật của TQ là một loại virus cực kỳ nguy hại được đặt tên là Wuhan-400. Sở dĩ có cái tên này vì virus được sản sinh ra trung tâm nghiên cứu bí mật của quân đội TQ ở ngoại ô thành phố Wuhan (Vũ Hán)."
Truyện kể là do sự bất cẩn của các nhà khoa học tại Trung tâm này, virus Wuhan-400 bị "sổng chuồng" ra ngoài gây đại dịch làm chết vộ số người. Cuối cùng các nhà khoa học Mỹ tìm ra thuốc trị nên mới chặn đứng được cơn đại dịch.
Điều khá trùng hợp là trong thực tế, cách trung tâm thành phố Vũ Hán 32 km có một Viện nghiên cứu virus quốc gia. Đây là viện nghiên cứu virus duy nhất ở TQ có cấp độ phòng vệ an toàn sinh học ở mức cao nhất là cấp 4. Năm 2017, chuyên san khoa học Nature của Mỹ đã đăng bài của nhà khoa học David Cyranoski cảnh báo về việc thiếu an toàn và sự tắc trách trong thí nghiệm và quản lý của các cơ sở nghiên cứu virus tại Trung Quốc sẽ gây nguy cơ virus bị "sổng chuồng" ra ngoài môi trường..
Quyển truyện của Koontz đã mô tả dòng virus Wuhan-400 là một loại vũ khí sinh học hoàn hảo, vì nó được thiết kế chỉ tấn công con người và không thể sống sót bên ngoài cơ thể vật chủ (con người) quá 1 phút. Do đó, một khi quân đội Trung Quốc sử dụng virus Wuhan-400 để tấn công một quốc gia nào đó, virus sẽ giết chết tất cả dân chúng thì sau đó chúng cũng sẽ tự diệt (vì không còn vật chủ để duy trì sự sống). Trung Quốc sẽ chiếm trọn lãnh thổ và mọi tài nguyên, cơ sở vật chất của đối phương mà không phải tốn một viên đạn, cũng như không phải công hao của để khử trùng vì virus đã chết theo vật chủ. Điều này tương tự như phát biểu gần đây của tướng TQ Trì Hạo Điền nói về việc Trung Quốc phải chuẩn bị vũ khí sinh học vi trùng để tấn công nước Mỹ trong tương lai. Mục đích là để tìm không gian sinh tồn vì dân số Trung Quốc ngày càng đông, tài nguyên sắp cạn kiệt và giành ngôi bá chủ thế giới.
Dean Koontz, năm nay 74 tuổi, là một nhà văn rất nổi tiếng chuyên về thể loại hình sư ly kỳ với 80 đầu sách và 74 truyện ngắn. Nhiều quyển sách của Koontz đã nằm trong danh sách "best sellers" ở Mỹ và được chuyển thể thành phim điện ảnh và truyền hình. Quyển The Eyes of Darkness tuy không nổi tiếng bằng các tác phẩm khác của Koontz, nhưng sau khi đại dịch virus corona Vũ Hán bùng phát, chắc chắn nó sẽ được tái bản và cực kỳ ăn khách vì sự tiên tri của nhà văn người Mỹ này.
Copy từ (Đồng Phước Lộc)

:)


VŨ XƯƠNG

VŨ HÁN!
.....
Vũ Hán nguyên là thành Vũ Xương xưa kia, có lầu Hoàng Hạc, có thơ Thôi Hiệu, có giai thoại về nhà thơ Lý Bạch.
Bầu trời Vũ Hán là bầu trời của hạc vàng thi thoại.
Chuyện kể rằng: "Ngày xưa ở vùng này có một người đàn ông tên là Tâm, chủ một quán rượu nhỏ. Một hôm, có một người ăn mày rách rưới đến quán ông Tâm và xin ông một chén rượu. Ông Tâm chẳng những không coi thường, khinh thị người ăn mày ấy mà còn đem đến cho ông ta một bát rượu lớn. Sau đó mấy tháng liền, ngày nào lão ăn mày cũng đến quán ông Tâm để xin rượu uống. Ông Tâm vẫn một mực vui vẻ, nâng bát rượu đưa cho người ăn xin mà không hề mảy may tỏ ra sự khó chịu.
Một ngày nọ, người ăn mày nói với ông Tâm: Tôi nợ ông rất nhiều rượu, nhưng tôi không có tiền để trả ông.
Rồi ông ta lấy ra một miếng vỏ cam mang theo từ cái túi ở bên người, vẽ lên tường một con hạc vàng bằng cái miếng vỏ cam ấy. "Chỉ cần vỗ tay khi có khách ở đây là con hạc này sẽ nhảy múa" - Người ăn mày nói. Xong, ông ta vỗ tay, hát một bài hát, quả thực, con hạc vàng đã bật ra khỏi bức tường và nhảy múa theo điệu nhạc.
Dần dà, quán rượu của ông Tâm nổi tiếng khắp cõi Trung Hoa bởi con hạc vàng biết múa này. Từ đó, ông Tâm làm ăn phát đạt, trở nên một người giàu có của đất Vũ Xương.
Bẵng đi một thời gian khá dài, một ngày kia người ăn mày trở lại. Ông Tâm nói lời cám ơn người ăn mày và ngỏ ý muốn được chu cấp nuôi nấng ông ăn mày suốt đời. Ông ăn mày cười và đáp: “Đó không phải là lý do tôi trở lại nơi đây”. Ông ăn mày lấy ra một cây sáo, thổi một điệu nhạc. Khi tiếng sáo cất lên, những đám mây trắng như bông trên thành Vũ Xương từ tít trên cao, la đà sà xuống, và từ giữa những đám mây trắng muốt đó, một con hạc vàng dang rộng cánh ra bay về phía hai người.
Người ăn mày cưỡi lên lưng hạc nói lời từ biệt ông Tâm, rồi nhẹ nhàng theo cánh hạc lướt bay về trời.
Ông Tâm vô cùng biết ơn người ăn mày đó và ông tin rằng người ăn mày đó chính là một vị Tiên ông từ trời sai xuống.
Sau đó, ông Tâm đã dốc toàn bộ của cải của mình ra để xây nên ngôi lầu đẹp và nổi tiếng vào hạng nhất của đất Trung Hoa để tưởng nhớ đến Tiên ông mà ông đã được gặp ở trong đời. Ngôi lầu đó nằm bên bờ sông Dương Tử, ở thành Vũ Xương, ngay trước sân quán rượu nơi hai người đã gặp gỡ và từ biệt nhau tại đây.
Ngôi lầu ấy có tên là Lầu Hoàng Hạc.
Bài thơ Lầu Hoàng Hạc (Hoàng hạc lâu) được Thôi Hiệu viết từ thời ấy, hãy còn đầy cảm xúc và tươi mới cho đến tận ngày nay.
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ?
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh, cây bày
Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ...
Tuy nhiên, năm 1981, lầu Hoàng Hạc xưa trong thơ Thôi Hiệu đã bị người Trung Quốc đập bỏ và họ xây lại một cái lầu khác, cách vị trí cũ hơn 1km. Không rõ là họ có gọi tên là lầu Hoàng Hạc nữa hay không?
Quạ đen thay thế Hạc Vàng
Nghìn năm Vũ Hán mơ màng Vũ Xương ...
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ...
———-
Nguồn: sưu tầm.
(Theo Minh Hương Ngô)