Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

2020

 Kết thúc một năm nhiều sự việc với nó.

Những biến động của xã hội không ảnh hưởng nhiều đến nó, nhưng đã làm buồn lòng không ít bạn bè nó.

Có những quyết  định làm nó rối não.

Những  cuộc chia tay bạn bè, đồng nghiệp không ít ngậm ngùi.

Và, sự ra đi vĩnh viễn của Cô, hình ảnh cuối cùng gợi nhớ Ba nó.

Hôm qua, bất ngờ nhận được món quà:

Chào đón 2021 với hy vọng như cái chữ bạn tặng nó!


Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

Trend


Thấy mình cứ thắc mắc: sao không là “đu”,mà phải là “đú”. Ku cháu cười khoái chí

-         - Bảy đúng là đồ cổ, “đu” là sức mình bằng hoặc thua chút xíu, còn “đú” là người ta 10, mình mới 4, 5 hoặc hổng có gì hết mà  cũng ráng học đòi chạy theo cho kịp đó.

He he, thì ra là vậy.

Nên hôm nay, cũng bày đặt “đú” Christmas 2020!


 Sản phẩm của một bé.

Một ngày ngất ngây con gà tây!:) :)

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

Chồi xinh

         Nó đúng là cù lần, toàn thích những loài hoa dại, càng mọc lơ ngơ bờ rào, bụi cỏ càng thích, nên chuyện nó đi mua những chậu hoa đắt tiền về trồng, về ngắm là điều không tưởng, Nhưng nhà nó lại có lan, có hồng, có đỗ quyên, có mai chiếu thủy, hồng môn, ….. Kết quả của những tình thương mến thương! Nó đặt tên cho những chậu hoa, bao nhiêu giò lan là bấy nhiêu tên của bè bạn: Thảo, Nga, Thanh, Hoa, Văn, Hồng, Minh….., Mỗi chậu hoa là một câu chuyện, nó quý hoa như quý những tấm lòng bạn đã giành cho nó,

Nó theo dõi những thay đổi hàng ngày của những chậu hoa, thường thì những chậu các bạn tặng mua ở tiệm cậy cảnh, về một thời gian sau lại không sống nổi, mỗi lần như vậy nó lo lắng! Sợ đâu đó tình bạn sẽ mai một.

Còn nhớ lần đó đi làm về, bất ngờ nó nhìn lên chậu lan, rụng không còn một lá, nó xót xa nhìn mảnh cồi khô khốc, chẳng lẽ không còn một hy vọng nào hay sao?!  nó lật tới, lật lui nhìn tỉ mẩn vào cái gốc, chỉ le lói chút hy vọng vào chòm rễ vẫn còn xanh. Thế là tưới nước, ngày nào cũng vuốt ve, thổi hơi vào cái gốc trơ khô. Thế rồi điều kỳ diệu đã đến, một sớm mai trời đẹp, cánh lá nhỏ xíu nhưng mạnh mẽ xuất hiện, nó mừng không kể xiết, vậy là bạn Thanh vẫn khỏe mạnh và sẽ lại ra hoa. Nó hân hoan chụp hình cái mầm sống bé xíu ấy, để lưu lại, nhưng rồi mất cái điện thoại, bức hình quý ấy cũng ra đi. Bây giờ thì bạn lá đã ra hình hài,  nhìn cũng cưng quá chừng, hi hi



 Đời lại vui như Tết!  :)

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

Tạ ơn

 

Ngày Lễ tạ ơn diễn ra hôm qua,thứ năm 26/11. Nhưng với mình hôm nay nó mới diễn ra.

Hôm nay mới là một ngày thật vui.

Cám ơn cuộc sống không quay lưng lại với mình

Cám ơn tất cẳ mọi người xung quanh, những tình cẳm nồng ấm

Và hôm nay,có 1 bài thơ làm mình hông nín được…hi hi hi J

Continue! :)


Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

R.I.P

 Một thế hệ nhiều người tài,lần lượt  ra đi

R.I.P NS LD!

Tình yêu trả lại trăng sao.

Chiều lên bản thượng

Cánh thiệp hồng

Ngang trái

Xác pháo nhà ai

Thương nhớ đời hoa

Cánh thiệp đầu xuân

Hạnh phúc đầu xuân,

...................



Bài này khi tết về hay nghe trên những lối đường quê, hôm nay mới biết tác giả! :) :)




Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2020

Tháng 11

           Năm nay nếu là người mê tín, chắc sẽ nghĩ bị tam tai, vận hạn gì đó!
         Nó thì cũng ít quan tâm, nhưng bao nhiêu chuyện dồn dập cứ đến với nó, nếu người bình thường đã nổ tung đầu óc, hoặc dễ... đặt dấu chấm hết cho chính cuộc sống của mình!. Nhưng không hiều sao, nó cứ trơ ra, không cảm xúc. Con người, thường bị tác động tâm lý bởi những chuyện không vui xảy ra trong cuộc sống. Còn nó, có lẽ khi gặp chuyện thì nó ...mất cảm xúc. Thường thì người ta sẽ chia sẻ cùng một ai đó, hay làm một điều gì đó để giải tỏa. Nó thì chẳng được như vậy!  Bạn bè cũng chỉ để nói cười cho vui, mà nó cũng chẳng muốn nói cùng ai, bởi hay ho gì bắt người ta nghe chuyện không vui của mình, gặp người vô tâm, mình càng thêm buồn!
Đầu tuần nó thực hiện một quyết định lớn, đây là lần thứ 3 trong đời nó làm điều nó muốn, trong lòng trống rỗng.
Một sự xôn xao không hề nhỏ xung quanh. Kệ!
Hôm nay, cuối tuần,  đầu tháng, đi chúc phúc , rồi la cà, về nhà, phát hiện mất điện thoại. Nghĩ hoài cũng không biết tại sao mình mất?!
Úm ba la, thôi xui xẻo đi bớt giùm con.
Và cầu mong xung quanh đừng làm con mệt mỏi!

9

Một ngày bão tố, chọn từ bộ sưu tập:



Thứ Năm, 15 tháng 10, 2020

Sở hữu

 


Tội nghiệp ông 5, vậy là chết rồi cũng không đc tụ do :)

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Eahleo

 Mưa mờ mịt, cậu tài xế taxi phải liên tục dùng khăn lau phụ với anh gạt nước dường như làm việc cật lực, chuyển xe, ngủ một giấc, mở mắt ra nó đã là khách của nơi lạ hoắc. Tất bật chuẩn bị mọi thứ cho công việc, xong xuôi, vừa kịp cho bữa sáng và 1 ly cà phê trong góc quán nhỏ giữa cái lạnh se se của miền cao nguyên châp chùng đồi núi.

Lè lưỡi một ngày, rút gọn thời gian so với dự tính ban đầu. Máu phiêu lưu trỗi dậy, nó nghĩ: "hay là nhảy lên xe đi chơi". Hỏi một vài thông tin từ dân bản địa, nó quyết định, bắt xe đi, thế là lang thang, và rồi nhận ra nó đã từng đến đây 1 lần cách đây mấy năm, lúc đó đi nhiều người quá, nên cũng không nhớ đó là nơi nào, hi hi, bó tay cho đầu óc nó.

Trở về, thì trời đã hửng nắng, kết thúc một tuần mưa bão, bạn bè nói nó hên. 

Nhà nó vẫn sạch sẽ, quét dọn  một ít lá rơi rụng ngoài sân. Đường sá lại khô ráo như chưa có chuyện gì xảy ra. Ơn trời. Hic




:)

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

Vông

 Ngày còn nội, nội có dây trầu  xanh tốt, nội nói:"Loài trầu ưa leo cây vông (dông)", mà chưa bao giờ thấy  bông của  nó, hôm nay lang thang fb  mói biết bông của nó, lại còn có  bài vịnh của cụ Nguyễn Công Trứ vô cùng sâu sắc, và "thời sụ".Hi hi :)

Vịnh cây vông
Biền, nam, khởi tử chẳng vun trồng
Cao lớn làm chi những thứ vông?
Tuổi tác càng già, già xốp xáp
Ruột gan không thấy, thấy gai chông
Ra tài lương đống không nên mặt
Dựa chốn phiên ly chút đỡ lòng
Đã biết nòi nào thì giống nấy
Khen cho rứa cũng trổ ra bông!
Nguyễn Công Trứ

:)


Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

Mưa

 Chưa đến đông,  nhưng trời làm mình nhớ bài thơ của thi sĩ họ Lưu

Mưa… Mưa Mãi (Lưu Trọng Lư)

(Tặng Ng. Ch)

Mưa mãi mưa hoài!
Lòng biết thương ai!
Trăng lạnh về non không trở lại…

Mưa chi mưa mãi!
Lòng nhớ nhung hoài!
Nào biết nhớ nhung ai!

Mưa chi mưa mãi
Buồn hết nửa đời xuân!
Mộng vàng không kịp hái.

Mưa mãi, mưa hoài!
Nào biết trách ai!
Phí hoang đời trẻ dại.

Mưa hoài mưa mãi!
Lòng biết tìm ai,
Cảnh, tưởng đầy nơi quan tái.

:)


Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2020

Chú

 Một ông bạn fb đã viết về Chú của  nó:

Họa sỹ Quy Tông vẽ.

Quy Tông, một ẩn sỹ bi tráng, trầm hùng trên mặt đất.

Anh chuyên vẽ Bồ Đề Đạt Ma và Trúc. Vẽ theo cảm hứng, xuất thần, chỉ để riêng tặng cho những bạn bè thân thiết, hữu duyên.

Hàng trăm bức tranh và tượng anh điêu khắc, được lưu giữ khắp chốn, mọi nơi, trên dặm ngàn đây đó, những nơi mà anh đã từng có dịp dạo gót chân qua trên suốt một thời lữ thứ, phiêu du...

Gần 10 năm nay, anh dừng cuộc lữ, gát kiếm giang hồ, lui về làm ẩn sỹ dưới chân núi Kỳ Vân, gần bãi biển Long Hải, Bà Rịa - Vũng Tàu. Suốt ngày đêm tịnh khẩu, nhiếp tâm miên mật tham công án tử sinh...



:)



Chú cũng thuộc loại sống lạ, hi hi :)

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Nhảm

 Chiều nay chứng kiến một việc chẳng biết nên vui hay buồn.

Nhỏ kia nói đùa một câu vu vơ và bị chị nọ mắng té tác.

Tội nghiệp, nhỏ phải xin lỗi rối rít. Nhưng hồi lâu sau nó ấm ức:

-        - Chị thấy vô lý không? Trong trường hợp như nãy, em nghĩ ai cũng sẽ nói 1 câu như vậy, em thấy bình thường mà. Nếu không thích thì chỉ cần “ Chị không thích” , sao chỉ đánh giá em là người này nọ, ghê vậy. Chị thấy em có phải loại người như chỉ nói không?

Vốn chẳng muốn nhúng vào thị phi. Nó cười:

-        - Chắc em nói không đúng lúc. Có những điều với người bình thường thì xem như hạt bụi,  người nhạy cảm lại làm cho nặng nề. Thôi em quên đi cho nhẹ đầu.

Chuyện khác vui hơn, được mời đến nhà mới của bạn. Ôi, thật thích, nhà không sang chảnh, hiện đại, nó bình thường, nhưng rất có hồn, ấm áp. Ngôi nhà là 1 vật thể  mang thông điệp về tính cách của chủ nhà. Hi hi. :) :)

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2020

Charlie Chaplin

 Trước lúc mất ở tuổi 88, vua hề Charlie Chaplin phát biểu 4 điều:

1. Không có gì vĩnh cửu trong thế giới này, kể cả những phiền muộn của chúng ta.

2. Tôi thích đi dạo dưới trời mưa, vì không ai có thể nhìn thấy nước mắt của tôi.

3. Ngày mất mát lớn nhất trong cuộc đời là ngày chúng ta không cười.

4. 6 bác sĩ giỏi nhất trên thế giới là mặt trời, sự nghỉ ngơi, luyện tập, ăn kiêng, lòng tự trọng, bạn bè.

Hi hi

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

Khai trường

 Lưu dấu một ngày gọi là Khai trường 

Có những điều chẳng bao giờ  là cũ. 

Có những cái văn mình bị vùi vào quên lãng'

Có những niềm đau làm sao nói hết......

Có những niềm đau gọi là dĩ vãng......


Tự nhiên nhớ cuốn sách ngày xưa Ba đem ra biểu đọc :)

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

Zm


Mùa dịch bệnh, chẳng còn được đến lớp, con người giao tiếp với nhau qua cái màn hình. Khi cô nói thông báo với lớp thời gian tổ chức lớp học, nó hỏi cô sẽ dùng phần mềm nào, nó trao đổi với cô là nên dùng G-m, ổn định và đảm bảo tương tác tốt (hơn nữa nó cũng có cảm tình với anh này hơn, hi hi). Cô ngần ngừ, vì chưa dùng sợ thao tác không quen, okie, tôn trọng ý kiến của cô.

Buổi học đầu tiên, cô đã hẹn giờ, dăm ba cái tên xuất hiện, cô đồng ý kéo dài thời gian chờ 15 phút. Đến khi lớp gần đông đủ, các bạn xin lỗi vì chờ đợi đăng nhập khá lâu.  Cô cho màn hình tiêu đề bài học, bắt đầu. Được một lúc, tiếng trẻ con khóc, tiếng trẻ con hát, tiếng tivi, tiếng người lớn trò chuyện,…vvv,  thôi thì vô vàn những tạp âm. Kinh khủng hơn, được nửa buổi học, tiếng một bạn nữ la lớn:

-         Ôi, nhức đầu quá, học làm gì,…

Cô giáo kiên nhẫn giảng tiếp bài học, không quên dặn một câu:

-         Các bạn cố gắng theo dõi, phần sau rất khó và quan trọng.

Nó nhìn group: “21”, ½ so với ban đầu, thảo luận cũng thưa dần.

Phù:  “This meeting is the end”

Lại đăng nhập ID, pass

Khoảng 30 phút dòng chữ trên lại xuất hiện.

Có bạn nhắn tin vào group “fall luôn rồi”.

Cả thảy 4 lần cho  một buổi học, riết rồi thuộc luôn dòng ID dài ngoẵng, hic.

Nghe đâu Zm đã được cải thiện nhiều so với ban đầu. Chắc do yếu tố bản quyền chăng? (thói quen dùng chui mờ!!!)

Kết thúc buổi học đầu tiên.

Và buổi học thứ hai lại lên sóng.

Đang học, bỗng xen lẫn tiếng cô giáo là một giọng nam “chỉ đạo” liên tục qua điện thoại, nghe qua là biết ngay anh quan tòa trong lớp, hình như có một đơn vị nào đó làm không đúng theo “tinh thần của cấp trên”, giọng anh ấy càng lúc càng trầm trọng, và tất nhiên lấn át cô giáo, he he. Cả lớp ồn như thảo luận, nhiều tiếng phàn nàn vang lên, và nhiều tiếng cười thỏa mái.

Cô giáo nhắc nhở: Anh nào vui lòng tắt âm thanh của máy (cô quên là từ máy chủ của cô có thể khóa âm thanh của 1 máy thành viên)

Phù, cái dòng chữ quen thuộc lại hiện lên, những con chữ đã thuộc lòng được đăng nhập, và lớp học xuất hiện. Hi hi.

Mùa dịch vậy mà vui.

 

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

BlZ!

 Yuval Noah Harari là một nhà sử học người Israel và là giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem. Ông là tác giả của các cuốn sách nổi tiếng thế giới “Sapiens: Lược sử loài người”, “Homo Deus: Lược sử tương lai” và “21 bài học cho thế kỷ 21.”

Trong đại dịch Covid-19, ông có bài viết về mối quan hệ giữa chính phủ và công dân.

YUVAL NOAH HARARI: THẾ GIỚI SẼ RA SAO SAU ĐẠI DỊCH COVID - 19

Một trong những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt khi bàn về việc chính phủ giám sát công dân là không một ai biết chúng ta đang bị giám sát như thế nào, việc này sẽ tiếp diễn ra sao trong tương lai.

Công nghệ giám sát đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Những thứ mà 10 năm trước dường như chỉ có trong khoa học viễn tưởng ngày nay không còn mới lạ. Thử suy nghĩ, giả dụ có một chính phủ giả định yêu cầu mọi công dân đeo vòng tay sinh trắc học giúp theo dõi thân nhiệt và nhịp tim 24 giờ/ngày.

Chính phủ sau đó sẽ dùng thuật toán để lưu trữ và phân tích dữ liệu thu thập được. Các thuật toán máy tính sẽ biết bạn dính virus trước cả khi bạn có triệu chứng, chúng cũng nắm được bạn đã đi đâu và gặp gỡ ai. Nhờ vậy, dây chuyền lây nhiễm sẽ bị cắt ngắn lại, thậm chí là cắt đứt ngay lập tức. Một hệ thống như vậy chắc chắn có thể ngăn chặn dịch bệnh lây lan chỉ trong vài ngày. Nghe tuyệt vời, phải không?

Nhưng mặt trái, đương nhiên, điều này mở đường cho việc hợp thức hóa một hệ thống giám sát đáng sợ. Ví dụ nếu bạn biết tôi nhấn vào đường link dẫn đến Fox News thường xuyên hơn CNN, điều này có thể hé lộ cho bạn biết về quan điểm chính trị và thậm chí tính cách của tôi. Nhưng nếu bạn biết thân nhiệt, huyết áp và nhịp tim của tôi khi tôi xem một video trên mạng, bạn có thể biết điều gì khiến tôi vui, điều gì khiến tôi buồn và điều gì khiến tôi thực sự, thực sự tức giận.

Nên nhớ tức giận, hạnh phúc, buồn chán và yêu thương là những hiện tượng sinh học cũng giống như cơn sốt hay cơn ho. Thứ công nghệ dùng vào việc xác định tiếng ho cũng có thể nhận diện được một tràng cười. Nếu các công ty và các chính phủ bắt đầu thu thập dữ liệu sinh trắc học trên diện rộng, họ sẽ hiểu chúng ta hơn chính chúng ta hiểu bản thân mình.

Đến lúc đó họ không chỉ đoán trước mà còn có thể thao túng cảm xúc của chúng ta và nhờ đó họ có thể thuyết phục ta tin vào bất cứ thứ gì, dù đó là một sản phẩm hay một chính trị gia. Giám sát sinh trắc sẽ khiến cho vụ bê bối Cambridge Analytica thu thập thông tin cá nhân của 87 triệu người sử dụng Facebook trở thành “tiền cổ”.

Tưởng tượng Bắc Triều Tiên vào năm 2030, mọi người dân phải đeo vòng sinh trắc học 24 giờ/ngày. Khi anh lắng nghe bài phát biểu của Lãnh tụ và chiếc vòng thu thập được tín hiệu cảm xúc tức giận thì anh toi đời chắc!

Đương nhiên, bạn có thể phản biện rằng giám sát sinh trắc học chỉ là biện pháp tạm thời trong tình trạng khẩn cấp quốc gia. Người ta sẽ dẹp nó đi khi đời sống trở lại bình thường. Nhưng đáng tiếc, lịch sử đã chứng minh các biện pháp tạm thời thường tiếp tục tồn tại sau khi tình thế khẩn cấp qua đi, đặc biệt nếu như luôn có một mối đe dọa mới lẩn khuất đâu đó ở phía trước.

Lấy ví dụ, Israel, quê hương tôi, tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong cuộc chiến giành độc lập năm 1948. Điều này hợp thức hóa hàng loạt các biện pháp tạm thời từ kiểm duyệt báo chí, tịch thu đất đai, cho đến quy định đặc biệt liên quan đến việc làm bánh pudding (Tôi không đùa đâu). Dù cuộc chiến đã kết thúc từ lâu, Israel chưa bao giờ tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp và cũng không gỡ bỏ các biện pháp tạm thời năm 1948 (vào năm 2011, chính phủ cuối cùng cũng “nhân từ” xóa bỏ nghị định về bánh pudding).

Kể cả khi số ca nhiễm corona giảm về 0, một vài chính phủ thèm khát dữ liệu công dân có thể sẽ trần tình rằng họ cần duy trì hệ thống giám sát sinh trắc học vì lo ngại đợt sóng corona thứ hai hoặc bởi virus Ebola đang biến chủng ở Trung Phi hay bởi vì… bạn hiểu ý tôi nói rồi đấy! Một cuộc chiến dằng dai xoay quanh quyền riêng tư của mỗi cá nhân đã diễn ra suốt những năm qua. Dịch corona có thể chính là “điểm bùng phát” trong cuộc chiến này. Khi người dân phải chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, họ sẽ luôn chọn sức khỏe.

“Cảnh sát xà phòng”

Trên thực tế, gốc rễ của vấn đề nằm ở chính yêu cầu mọi người phải lựa chọn giữa quyền riêng tư và sức khỏe, bởi đây là một lựa chọn sai lầm ngay từ cách đặt vấn đề. Chúng ta hoàn toàn có thể và nên có cả quyền riêng tư lẫn sức khỏe. Bằng cách trao quyền cho công dân, chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe của mình và ngăn chặn dịch Covid-19 mà không cần thiết lập chế độ giám sát bắt buộc.

Trong vài tuần qua, tại Hàn Quốc và Singapore nổi lên là những trường hợp thành công nhất trong việc phối hợp cộng đồng để ngăn chặn dịch corona lan rộng. Mặc dù các quốc gia này vẫn sử dụng một số ứng dụng giám sát, họ chủ yếu dựa vào việc triển khai xét nghiệm trên diện rộng, báo cáo số liệu trung thực và sự hợp tác tự nguyện của quần chúng.

Giám sát tập trung và chế tài xử phạt không phải là cách duy nhất để khiến mọi người làm theo các hướng dẫn phòng dịch hiệu quả. Khi người dân được tiếp cận đủ thông tin một cách khoa học và chính xác, họ sẽ thực hiện nghiêm túc mà không cần có sự ép buộc nào.

Chẳng hạn như việc rửa tay bằng xà phòng. Đây là một trong những tiến bộ lớn của loài người từ trước đến nay về vệ sinh cá nhân. Hành động đơn giản này đã cứu hàng triệu mạng sống mỗi năm. Mặc dù chúng ta coi đó là điều hiển nhiên, nhưng chỉ đến thế kỷ 19, các nhà khoa học mới phát hiện ra tầm quan trọng của việc rửa tay bằng xà phòng. Trước đó, thậm chí các bác sĩ và y tá còn di chuyển từ một ca phẫu thuật này sang một ca phẫu thuật tiếp theo mà không rửa tay. Giờ đây hàng tỷ người rửa tay mỗi ngày, không phải bởi do có một lực lượng “cảnh sát xà phòng” giám sát, mà bởi họ ý thức được những lợi ích sức khỏe. “Tôi rửa tay bằng xà phòng vì tôi đã nghe nói về virus và vi khuẩn, tôi hiểu rằng những sinh vật nhỏ bé này gây bệnh và tôi biết rằng xà phòng có thể loại bỏ.

Nhưng để đạt được mức độ tuân thủ và hợp tác như vậy, bạn cần tin tưởng. Mọi người cần tin tưởng vào khoa học, tin tưởng các cơ quan công quyền và tin tưởng vào các phương tiện truyền thông. Trong những năm qua, sự cạnh tranh giữa các đảng phái khiến các chính trị gia trở nên thiếu trách nhiệm, cố tình phá hoại niềm tin của người dân vào khoa học, vào các cơ quan công quyền và các phương tiện truyền thông. Những chính trị gia này còn có thể bị cám dỗ theo chủ nghĩa độc đoán, cho rằng bạn không thể đặt niềm tin theo công chúng để làm điều đúng đắn.

Thông thường, niềm tin đã bị xói mòn trong nhiều năm không thể được xây dựng lại chỉ sau một đêm. Nhưng đây không phải là thời điểm thông thường. Khi khủng hoảng, quan niệm cũng có thể thay đổi nhanh chóng. Bạn có thể xung khắc với anh chị em ruột mình trong nhiều năm, nhưng khi nguy cấp, bạn đột nhiên phát hiện họ vẫn là nơi bạn đặt niềm tin và tình thương, và các bạn vẫn sẵn lòng giúp đỡ nhau.

Thay vì xây dựng một hệ thống giám sát mọi công dân, vẫn chưa quá muộn để gây dựng lại niềm tin của người dân vào khoa học, vào cơ quan công quyền và truyền thông. Chắc chắn chúng ta nên sử dụng các công nghệ giám sát mới, nhưng sẽ trao quyền sử dụng nó cho người dân. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc theo dõi nhiệt độ cơ thể và huyết áp mỗi người dân, nhưng dữ liệu đó không dùng vào việc phục vụ một chính phủ toàn năng. Thay vào đó, dữ liệu đó sẽ cho phép tôi đưa ra các lựa chọn cá nhân sáng suốt hơn, cũng như tự chịu trách nhiệm trước chính phủ đối với các quyết định của mình.

Nếu có thể tự theo dõi sức khỏe bản thân 24 giờ mỗi ngày, tôi sẽ không chỉ biết rõ liệu tôi có gây nguy hiểm cho ai khác hay không, mà còn giúp hình thành các thói quen có lợi cho sức khỏe của mình. Nếu tôi có thể tiếp cận và phân tích các thống kê đáng tin cậy về sự lây lan của Covid-19, tôi có thể kiểm chứng các thông tin chính phủ công bố và liệu chính sách mà chính phủ đang áp dụng có phòng chống dịch hiệu quả hay không. Khi nói đến giám sát, người ta thường chỉ nghĩ tới công nghệ giúp chính phủ giám sát người dân mà không nhớ rằng công nghệ cũng có thể giúp mỗi cá nhân giám sát chính phủ.

Do đó, dịch Covid-19 là một thử nghiệm lớn về quyền công dân. Trong những ngày sắp tới, mỗi người trong chúng ta nên chọn tin tưởng vào dữ liệu khoa học và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe hơn các thuyết âm mưu vô căn cứ và phát ngôn của các chính trị gia nhiều tham vọng.

Nếu không lựa chọn đúng, chúng ta có thể thấy mình đang ký giấy cho đi những quyền tự do quý giá nhất, nhưng vẫn nghĩ rằng đó là cách duy nhất để bảo vệ sức khỏe của mình...

(Sưu tầm)

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Tháng 7

Tháng bảy sắp hết, có  quá nhiều  biến động trong cuộc sống của nó,có lúc cứ nghĩ chắc  bế tắc. Nhưng rồi tặc lưỡi: Kệ. Rồi mọi chuyện sẽ qua, bình tĩnh mà sống, hãy có niềm tin!!!! :)
Cứ hồn nhiên như những tình yêu  của nó:



Nhớ cái giàn tigon xưa quá, ngày ấy mùa hè, bước vô nhà là có cảm giác như đang ở Đà Lạt. Nhưng mà em quậy phá nhà nó quá, làm tắt nghẽn máng xối,vì cái tội ham chơi của em, lang thang bám víu đầy mái nhà, gây hậu quả "nghiêm trọng".Vậy là nó  đành  chia tay em, kết thân với em đăng tiêu này:

Em này cũng vẫn muốn nằm trên mái nhà, làm mái nhà nó phủ đầy một màu hoa rực rỡ. Ai đi ngang qua cũng trầm trồ. Nó cất công làm cái giàn vậy  mà mấy em í phụ công,,chê không thèm  leo. Một ngày mát mẻ,nó trèo lên mái nhà,kéo em í về với mình, hi hi. :):)

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

CÂU CHUYỆN VỀ MỘT BỨC TƯỢNG

Xin về,hi hi :) :) :)


Bỉ là một quốc gia xinh đẹp và giàu có, kinh tế phát đạt khiến rất nhiều người hâm mộ cuộc sống của người dân nước này. Tại thủ đô Brussels, Bỉ có một biểu tượng nổi tiếng là bức tượng “chú bé đứng tè”, một tượng đài nhỏ bằng đồng cao 61 cm, là biểu tượng của thành phố Brussels. Đây là tác phẩm của bậc thầy điêu khắc François Duquesnoy được hoàn thành vào năm 1619. Nhưng đến năm 1817 thì được thay chất liệu bằng đồng.

Người dân Bỉ coi biểu tượng này bảo vật Quốc gia. Liên quan đến “chú bé đứng tè” này có một câu chuyện lịch sử mà người Bỉ cho rằng, cậu bé là anh hùng dân tộc.

Vào thế kỷ 14, mối quan hệ giữa Bỉ và Tây Ban Nha không được tốt đẹp. Tây Ban Nha khi đó là một quốc gia hùng mạnh ở Châu Âu, giáp biên giới với nước Pháp. Nước Bỉ cũng có biên giới tiếp giáp với nước Pháp, nhưng do có mối quan hệ không tốt với Tây Ban Nha nên Bỉ thường xuyên kết hợp với nước Pháp để đối đầu với Tây Ban Nha.
Vào năm 1367, Tây Ban Nha phái hơn 5.000 lính hải quân và lục quân tấn công nước Bỉ, sau đó lại phái thêm hơn 20.000 quân lính sang nước Bỉ.

Chỉ trong 2 tháng ngắn ngủi, Tây Ban Nha đã chiếm lĩnh trọn lãnh thổ nước Bỉ bao gồm thủ đô Bỉ là Brussels. Bỉ bị ép ký kết hiệp ước đầu hàng Tây Ban Nha và trong vòng 40 năm sau đó không được phép liên minh với Pháp, đáp ứng điều kiện này thì Tây Ban Nha sẽ rút quân khỏi Bỉ.
Sau mấy tháng thương lượng, Tây Ban Nha cuối cùng đã rút quân về nước bắt đầu từ tháng 5/1368. Nhưng thời điểm Tây Ban Nha rút quân khỏi Brussels, họ lại nổi lên ý định xấu, đó là muốn dùng thuốc nổ để hủy diệt Brussels. Những người lính Tây Ban Nha đã hóa trang thành người dân Bỉ và bí mật chôn giấu mấy vạn tấn thuốc nổ ở nhiều nơi của Brussels. Tất cả số thuốc nổ này cuối cùng được dẫn đến một kíp nổ. Sau đó quân đội Tây Ban Nha gần như đã rút khỏi Brussels chỉ còn lại mấy binh sĩ tình nguyện ở lại “hiến thân” để châm chíp nổ.
Khi đường dây dẫn để châm ngòi bộc phá đã được nối xong xuôi thì bỗng từ đâu, có một chú bé chạy qua, ung dung đứng tè vào đường dây cháy chậm của quả bộc phá. Ngay lập tức, quả bộc phá bị ướt và không thể đốt cháy được.

Về sau, quân đội Bỉ phát hiện ra, đã bế cậu bé giơ lên cao và dân chúng Brussels đều ca ngợi cậu bé đã cứu được cả thành phố Brussels, thậm chí là cả nước Bỉ. Tại sao nói rằng cậu bé đã cứu cả nước Bỉ....???
Bởi vì, thời ấy nước Bỉ vô cùng nhỏ, hơn nữa còn không phải là một quốc gia nắm hoàn toàn chủ quyền, vẫn bị quản chế bởi nước Pháp. Lúc ấy cả nước Bỉ có hơn 1.000.000 người dân, dân số ở Brussels là 200.000 người, nếu như Brussels bị phá hủy thì cả nước Bỉ cũng sụp đổ.

Năm 1619, nhà điêu khắc vĩ đại của Bỉ là Jérome Duquesnoy đã tự tay chế tạo ra bức tượng đồng chú bé này.. Chú bé này tên là Julien Dillens. Nhiều người sau khi nghe câu chuyện về chú bé này đều cảm thấy đây là câu chuyện cổ tích. Nhưng kỳ thực không phải như vậy, đây là câu chuyện có thật trong lịch sử!
Hồ sơ của nước Bỉ và Tây Ban Nha đều có ghi chép lại đoạn lịch sử này. Cả hai quốc gia đều ghi chép lại quá trình Tây Ban Nha sang tấn công nước Bỉ, quá trình rút quân và cả việc cậu bé đã làm tắt kíp nổ. Hồ sơ ghi chép ở hai quốc gia này đều khớp với nhau.

Cậu bé này hàng năm đều nhận được quần áo từ mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, cậu bé còn được gọi là “Cậu bé có nhiều quần áo nhất thế giới.”
Hình ảnh bức tượng “chú bé đứng tiểu” này không chỉ nổi tiếng ở Bỉ mà còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Không ngờ, đằng sau bức tượng nhỏ bé tưởng như chỉ là phục vụ cho hoạt động “vui chơi giải trí” lại ẩn giấu một sự kiện lịch sử to lớn như vậy......!

Nguồn và ảnh : (st)

 




Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Hay

Xin của Thầy T.
HƠN, THIỆT
Ở đời không ít lúc
Ta cảm thấy thiệt thòi,
Rằng đáng lẽ phải thế.
Đáng phải thế, mà rồi…
Cảm giác ấm ức ấy
Dễ hiểu và rất đời.
Khác nhau chỉ ở chỗ
Phản ứng của từng người.
Chấp nhận hay phản đối
Thì việc cũng đã rồi.
Ở đời không nhất thiết
Mọi việc phải rạch ròi.
Vật chất là một chuyện.
Chuyện khác là tinh thần.
Tinh thần mà thoải mái,
Mọi việc sẽ tốt dần.
Phật dạy, biết chịu thiệt
Là phúc báo bảy đời.
Ấm ức lo thua thiệt
Là rước họa vào người.
Để cái tâm được tĩnh,
Mình phải luôn là mình.
Bình thường đã là tốt,
Không nhất thiết thông minh.
Người xưa đã từng dạy
Rằng “tiểu phú tức an”,
Nghèo mà lòng an lạc,
Lại còn thêm chữ nhàn.
Giàu tiền, giàu của cải,
Cũng là giàu lo âu.
Vậy sao cứ phấn đấu
Hơn người cái sự giàu?
Thà thua cái danh lợi,
Mà thường là hư danh,
Để được cái khỏe mạnh,
Sống giản dị, sống lành.
Càng không nên cố gắng
Hơn người về tiện nghi.
Chỉ cần cảm giác đủ
Và cái lòng từ bi.
Đừng quên lời Phật dạy:
Mọi đau khổ ở đời
Là do chiều thân xác,
Làm hại một kiếp người.
(TBT)

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2020

Ở nước ngoài người ta làm ra bộ chuẩn để đánh giá thường mang ý nghĩ tích cực,chỉ ra những cái được và chưa được để đối tượng hoàn thiện và tốt lên. Khi về xứ v nó biến tướng đủ kiểu, và rồi nó mất đi mục đích tốt đẹp ban đầu. Buồn cho xứ v, và buồn cho chính mình. :D
Vật vã 2 năm trời, nhiều lúc nghĩ mình làm những điều quá vô nghĩa, choán hết thời gian và thêm cái phần u tối vào não. Haizz
Rồi cũng kết thúc. Thở phào.
Tiếp tục bước, chả biết ngước lên hay nhìn xuống.
"Đời là vạn ngày sầu, đi tìm vui chốn nào...?!!!" :) :):)

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

F1

        Còn nhớ entry ngày 13/12/2019, bé cháu gửi 1 đoạn văn già chát nói về chuyện em Ghi có vợ, sau đó ít tuần là cuộc phối ngẫu của chàng Min Ghi và nàng tiểu thơ bên bờ sông Thu thơ mộng. Ngày đó, cả nhà phì cười về chuyện này vì nghĩ chàng với nàng vẫn còn trẻ dại. Nào ngờ, anh Ghi đã làm nên công nên chuyện. Ngày hôm qua, nhận được tin anh Ghi đã để lại cho đời 3 hoàng tử giống anh như đúc.
         Tin ấy không làm nó vui, mà còn gây nên nỗi buồn dai dẳng cho nó,bởi hữu hậu làm chi để gợi lại người cũ, sẽ còn đó hình ảnh Min Ghi đâu đó trong cuộc sống này. 
          Cứ nghĩ nỗi buồn ngày Ghi mất đã khép lại. Nào ngờ....
          Nó có ích kỷ không nhỉ!?
"Ngày tháng rộng đi lui rồi đi tới....:D

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

PHAN SAO TRÊN RỪNG

          Chú thường sang nhà nó chơi, có lẽ anh em nó nói chuyện hợp với Chú. Thời buổi này, trong cả họ hàng cháu chắt, có lẽ chỉ còn anh em nó chịu ngồi nghe những câu chuyện của một thời xưa cũ oanh liệt của Chú với một sự đồng cảm sâu sắc. Chú nói thời ấy hình ảnh người sĩ quan đẹp lạ lùng, lịch lãm. nhìn là thấy ở một tầng văn hóa khác (mà không riêng gì sĩ quan, thế hệ ấy, người có chữ một chút thôi đã thấy khác, sự bặt thiệp toát ra từ vóc dáng, thần thái...; phải chăng từ giáo dục mà ra???)
           Chú lại hoài cổ về những mối tình lãng đãng khói sương, mà cũng chỉ là thơ đi rồi thư lại. Một trong những mối tình ấy là "Nàng thơ" bút danh Phan Sao Trên Rừng. Thời ấy, cứ làm thơ rồi gửi báo đăng, độc giả đọc, mến tài thơ, thế là họa lại, rồi quen, rồi thư từ thân thiết, Và chỉ vậy, dễ thương quá chừng.
          Mối tình thơ giữa Chàng Du Mục (bút danh của Chú) và Nàng Phan Sao Trên Rừng cũng dài được gần 10 bài thơ trên đặc san thời ấy. Binh biến đã làm họ mất dấu nhau.
           Tối nay, Chú ngẫu hứng ngâm, và mình chép lại. Một trong những bài thơ họ trao nhau:

VẾT NGƯỜI
Như sợi nắng xuyên qua đời vội vã
Tà áo bay trong ký ức rêu phong
Tiếng chim hót reo trong hồn một thoáng
Sớm mai nào mùa hạ đổ bên song
Cho anh xin nụ cười buồn xưa cũ
Một chút hồn nhiên đôi mắt kinh chiều
Anh đã đau nửa đời thân du mục
Và nửa đời nở rộ đóa đìu hiu
Em còn đứng trong căn nhà dĩ vãng
Nhìn anh khua từng bước nhẹ qua đời
Chân đã mỏi trên dặm hồng thân mến
Rất vô tình em vẫn ở xa xôi
Như con sông đổ ngược triền kỉ niệm
Em tuyệt vời bờ tóc rồi chiêm bao
Đâu có biết trên tháng ngày lá úa
Không chờ ai lòng vẫn cứ hẹn hò
Chưa trở lại dù đôi lần có nhớ
Sợ lòng đau theo nhịp guốc ven đường
Em vội vã như ngày qua mấy bận
Vườn thanh xuân mưa đổ xuống lưng dòng
Thôi hãy để bàn tay thưa mấy nhánh
Che một đời còn lất phất mưa bay
Em bỏ lại sau lưng ngày tháng rộng
Nghe bên trời vàng nhạt lá thu phai


(N.V.Du Mục , Năm 1972)


Và đây, thơ của Nàng:
LỜI VỌNG HOANG XANH
Như sợi nắng rơi từ cơn bão rớt
Những tờ thư màu giấy vẫn chưa vàng
Như những tiếng dương cầm rơi thánh thót
Nắng mùa xuân vẫn đổ ở trên ngàn
Ta lạc mất nửa hồn bay qua núi
Từ mùa thu ngày thu khóc mây thu
Ta còn lại nửa hồn sầu thương tủi
Chàng đã xa cánh gió thoát bụi mù
Chàng đã đi mù tăm miền gió cát
Mất dấu rồi trời thần thoại hoang xanh
Ta vẫn giữ mãi chút tình phai bạt
Từ nửa mùa xuân hạnh phúc vỡ tan tành
Ta vẫn gửi nửa hồn bay qua núi
Theo bước chàng cùng nhập cuộc gian truân
Dù biết một đời chàng thân du mục
Ta vẫn thương màu áo trận vô cùng
Ta vẫn hỏi chưa một lần bày tỏ
Sao dịu dàng tình mộng ngỡ thân quen
Chưa một lần tận tường tên với tuổi
Mà trời ơi ngàn kiếp chắc không quên

(Phan Sao Trên Rừng, Năm 1972)

Năm đó Chú 24 tuổi, :)

Hứng

"Nấu ăn là một nghệ thuật, người đầu bếp là một nghệ sĩ"
          Câu này nghe tivi nói goài, he he
          Với nó, thì  hổng biết có nghệ sĩ không, chỉ biết nó nấu ăn thì vô cùng tùy hứng. Khi nó sáng tác ra 1 món thì lần đầu là lần ngon nhất, còn mấy lần sau thì hên xui, có lúc dở ẹc, bởi vì nó không nhớ lần đầu nó nấu thế nào. Điều này cả gia đình ai cũng xác nhận. Hic  :)

         Trưa nay, món bánh canh chả cá. Lần đầu tiên nó nhìn ku cháu húp tới giọt cuối cùng trong tô, buông đũa xuống thèng ku cháu vỗ vai nó:
          - Tuyệt đỉnh Bảy ơi, còn tô nữa chắc con cũng ăn hết.

          Nó nghe mà muốn rụng tim. Lỗ mũi không còn chỗ để nở
          Hạnh phúc quá á chớ (hee, sến chút xíu)
          Mai thì hên xui nghen. Ngon, dở tùy cảm xúc, Hi hi :)

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Ngẫm

Con virus đáng sợ nhưng đã làm nhân loại giật mình ngoái lại!
..........
Trong bình diện con người, những người mắc phải virus nghiêm trọng đến nỗi tử vong sẽ chết trong cô độc, chết mà không có người thân kề cận trong giờ phút lâm chung khiến chúng ta, những người chứng kiến sợ hãi và suy ngẫm về sự vô thường của cuộc sống, sự phi lý của tham vọng và danh lợi mà phần lớn nhân loại theo đuổi có khi chỉ là ảo tưởng?
Gián cách cũng là lúc nhân loại nhận ra khi con người bớt đi máy bay, xe hơi, xe máy, du thuyền... thì thảm cỏ ngoài cánh rừng kia xanh trở lại, đường phố ít bụi bặm hơn và lạ thay, các bệnh viện ngày thường đông đúc, giờ vắng hẳn!
Gián cách, cũng làm chúng ta tự hỏi các buổi nhậu nhẹt, cà phê chém gió, hội thảo hội hè lòe loẹt... thực ra có thực sự cần thiết cho mái ấm của mỗi con người?
...
Không ai có thể tưởng tượng rằng chính con virus bé nhỏ chỉ có thể thấy bằng kính hiển vi điện tử lại làm nhiều người trong chúng ta ngoái đầu nhìn lại như một sự thức tỉnh.
Vấn đề là cuộc thức tỉnh sẽ kéo dài bao lâu vì sau khi thoát ra khỏi đại dịch này chắc chắn phần lớn chúng ta lại lao vào cuộc ganh đua có tên gọi sinh tồn như một vòng tròn khổ ải.
FB NĐB


Riêng nó thì thấy cái lợi nho nhỏ thú vị là bạn bè nó bỗng dưng giỏi gia chánh hẳn lên. Ở nhà có thời gian làm ra nhiều sản phẩm dễ thương quá chừng. Còn nấu ăn thì tay nghề lên thấy rõ, bình thường cứ dắt díu nhau đi ăn đồ ăn sẵn,bây giờ tự nấu, ngon, bổ rẻ và ấm áp. Hi hi
 Chắc phải viết thư để gửi ông Trời, cái bánh xe tạo hóa lâu lâu, dăm mười năm chi đó cũng nên dừng lại một chút như vậy hì : :) :) :) 

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Thế giới của đàn ông

Nó nghĩ đàn ông ở đảo này chắc là hạnh phúc,vì họ không phải phiền muộn! hi hi :) :)

(xin copy vào đây)

NƠI DUY NHẤT TRÊN THẾ GIỚI KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ

Nếu như nhiều người vẫn cho rằng, "Tây Lương nữ quốc" trong Tây Du Ký, một đất nước chỉ có phụ nữ, là sản phẩm tưởng tượng của Ngô Thừa Ân, thì chắc chắn người ta sẽ khó mà tin rằng, trong thế giới hiện đại này vẫn đang tồn tại một xứ sở chỉ có "phái mạnh".

Cuộc sống trên hòn đảo chỉ có đàn ông

Từ năm năm 1060, mọi phụ nữ không được phép tới Athos, một hòn đảo toàn đàn ông của Hy Lạp.

Đảo Athos của Hy Lạp là xứ sở không có phụ nữ.

Hàng trăm người đàn ông trên đảo Athos hiện sống độc thân và tự sản xuất bánh mỳ để ăn.

Nhiều đàn ông ở đảo Athos là tu sĩ. Cuộc sống trên đảo không có ti vi, điện thoại, báo chí. Họ bị cấm hát hò, hút thuốc. Những người đàn ông ở đây thậm chí chưa từng nhìn thấy phụ nữ từ khi sinh ra.

Từ năm 1060, Athos ban hành luật cấm phụ nữ lên đảo.

Thậm chí, đảo này quy định chỉ cho phép tối đa 20 du khách là đàn ông nước ngoài mỗi ngày đến thăm đảo này.

Và những vị khách nam phải từ 18 tuổi trở lên.

Để có thể tham quan đảo đàn ông này, du khách phải trải qua nhiều thủ tục. Đầu tiên đoàn khách phải được Bộ Ngoại giao Hy Lạp kiểm tra, sau đó cấp giấy cho phép và mỗi du khách phải trả một khoản phí.

Khi tới đảo Athos, du khách sẽ được cảnh sát của đảo này kiểm tra giới tính, nếu bị phát hiện là nữ thì người đó sẽ bị bắt và bị trục xuất khỏi đảo.

Luật Athos quy định bất cứ ai là phụ nữ đều không được vào đảo đàn ông.

Phòng ngủ trên đảo Athos.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2020

Tự kỷ

Thời gian gần đây nó  thấy bạn bè trên fb chia sẻ  dòng trạng thái với các từ    #autism, #awareness, #a365.
 Ban đầu nó không hiểu, nhưng sau thấy có một Cô đăng kèm những lời giải thích rõ ràng. Nó hiểu. Một việc làm quá ý nghĩa. Nhưng sáng nay nó lại đọc những dòng này:
3 chữ A hay mua mì tôm trúng bột nêm
Tôi giới thiệu bài viết tinh tuyển từ nhiều nguồn để anh chị nhận ra cái độc ác của truyền thông marketing.
Lần này là với nỗi hoang mang của những phụ huynh có con em tự kỷ.
Một trò quảng cáo thần sầu quỷ khốc theo kiểu mua và ăn mì tôm...theo đúng hướng dẫn sẽ được trúng ...bột nêm.
FB Hoàng Linh
_____
Trích nguyên văn từ Nguyễn Bảo Sơn
"Trên mạng xã hội những ngày này, không khó để thấy có 1 phong trào tên gọi là "3 chữ A", theo đó người dùng Facebook có những status (dòng trạng thái) chia sẻ với 3 hashtag (thẻ dữ liệu) bắt đầu bằng ba chữ A: là autism, awareness, a365.
Ý nghĩa ba chữ A là: Autism (chứng tự kỷ chưa thể chữa khỏi nhưng có thể can thiệp tiến bộ), Awareness (nhận thức là điều quan trọng, phát hiện sớm và can thiệp đúng sẽ làm thay đổi cuộc đời người tự kỷ) và A365 (chương trình hướng dẫn cha mẹ hoàn toàn miễn phí trong việc phát hiện sớm, can thiệp sớm tự kỷ tại nhà và tại cộng đồng tại trang mạng a365.vn).
Nếu gom đủ 100.000 chữ A, gói tài trợ 200 triệu đồng sẽ được trao để có những lớp học miễn phí cho cha mẹ có con tự kỷ ở các tỉnh thành trên cả nước.
Phong trào này thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng, cái bài viết xuất hiện dày đặc với hashtag 3 chữ A, người ta nỗ lực để đem về 100.000 chữ.
Có lẽ, cần phải chúc mừng A365 có một chương trình marketing tuyệt vời với chí phí vô cùng rẻ, không cần quảng cáo trên báo chí, truyền hình, không cần sale, không cần mời gọi, nghiễm nhiên người dùng facebook đã giúp cho A365 việc này. Hàng trăm ngàn hashtag kèm theo đó là hàng chục ngàn lượt like, cả triệu lượt tiếp cận, tương tác page, like và follow page lên nhanh chóng, báo chí, truyền thông biết đến... tất cả những điều ấy có được chỉ với giá 200 triệu đồng. A365 thực sự đã có 1 đội ngũ marketing rất thành công.
Cần phải hiểu rằng, trong tuyên bố của Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (VAN) trên Facebook, đã nói cụ thể rằng "Nếu gom đủ 100.000 chữ A, gói tài trợ 200 triệu đồng sẽ được trao để có những lớp học miễn phí cho cha mẹ có con tự kỷ ở các tỉnh thành trên cả nước". Nhưng không ai để ý đến việc gói 200 triệu đó lại chính là chương trình học của… A365 - một lớp học của chính VAN tổ chức. Nghiễm nhiên, khi hashtag a365 được chia sẻ quá rộng rãi, chương trình học này cũng đang được pr hoàn toàn miễn phí.
Nôm na có thể hiểu đây giống như là hình thức khuyến mãi mua mỳ tôm trúng….muối chấm, nơi tổ chức chương trình cũng là nơi cung cấp gói học, và thực tế là gói học đó vẫn sẽ diễn ra bất chấp anh có thu được 100.000 chữ A hay không. Và thế là, chỉ với 200 triệu cây nhà lá vườn, con số tương tác do truyền thông theo phương pháp này thu được thật đáng ngưỡng mộ so với con số tiền tỷ đối với những công ty khác phải bỏ ra mới làm được điều đó.
Ngoài dạy cho trẻ tự kỷ, thì phương thức truyền thông này còn có con át chủ bài chính là đánh vào nỗi lo sợ của các ông bố bà mẹ: Con mình có phát triển tốt không? Các lớp học miễn phí này được quảng bá sẽ thu hút rất lớn sự quan tâm của các ông bố, bà mẹ đang có con nhỏ. Cha me có điều kiện không ai là không quan tâm con cái cả, nên họ sẽ không tiếc thời gian “nghe tư vấn miễn phí” sau đó bỏ thêm tiền để giúp con cái “cải thiện kỹ năng”, điều ấy sẽ giúp thu về một lợi nhuận không hề nhỏ. Vốn dĩ, đồ miễn phí chỉ có trong bẫy chuột.

Vậy nên, lòng tốt trong xã hội thật đáng trân quý, nhưng nó sẽ không còn là lòng tốt nếu đi song song với nó là sự vụ lợi không trong sáng. Trẻ tự kỷ vốn sinh ra đã chịu nhiều thiệt thòi, nhưng đừng lấy sự thiệt thòi của các em để co kéo lợi ích về bản thân. 200 triệu, 100.000 chữ A không giúp được các em đâu! "

Haizz, cuộc sống quả là phức tạp. Nhưng nó nghĩ mọi người làm đều xuất phát từ  cái tâm. Còn lại thì mặc kệ. Người làm kinh doanh thường luôn nghĩ đến lợi nhuận mà! Có những lợi nhuận tích cực và cũng có  những lợi nhuận tiêu cực. :D. Thôi thì, dù sao nó cũng là dịp để rất nhiều bạn bè của nó có cớ để khoe hình, hi hi hi :)

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Mùa dịch

Cả mùa dịch nó đúng là ngoan, bởi cái chân té sưng 1 cục, thế là có muốn cũng chẳng bước được ra khỏi nhà,hi hi. Bỗng dưng thành người nghiêm túc:



 Cả một đàn mít con đeo bám quanh cây mít mẹ, mà cứ  phơi hết ra ngoài đường, thiệt là dzô dziên hết sức:

Em ơi, em ở lại nhà....

Ngồi nhìn cây, cỏ quanh vườn vắng





Vườn yêu :)



Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Bánh bèo

Hôm nay trở lại làm bánh truyền thống, thích nhất là có được cái xoáy, hi hi

 mâm mâm :)


Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Si

Nhà hàng xóm có nàng chó ở tuổi dậy thì, mùa này có cả chục chàng lượn lờ quanh ngõ. Riêng có anh chàng này là túc trực ngày đêm, bỏ cả ăn ngủ, lần đầu tiên chứng kiến một mối tình si:





ảnh cũng đẹp trai lắm á chớ:

thiệt tội, sáng sớm đã thấy ảnh ngồi ngoài cổng ngó dzô, tối thì khuya lơ khuya lắt, cũng ngó dzô từ ngoài cổng. Haizz. :). Tình là tình nhiều khi không mà có, tình là tình nhiều lúc có như không. Hi hi